Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008

Hành trình đáng nhớ

Vậy là bố đã thực hiện được việc đưa gia đình đi thăm Miền Trung. Một chuyến đi đáng nhớ

045

Chúng ta cùng nhau ngắm bình minh trên biển Nhật Lệ (Quảng Bình)

063

Đùa chơi với làn nước biển trong vắt

083

Dừng xe và xuống thăm Khu Chứng tích và lặng lẽ nhìn cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải, ngẫm nghĩ xem giữa trang sách và thực tế có gì khác nhau

104

Cùng thắp hương trước vong linh những người chiến sỹ đã ngã xuống bên đầu cầu Thạch Hãn, mà để tưởng nhớ bạn bè đồng đội đã dựng lên bức tượng đài những giọt máu rơi vào chảo lửa...

090

...và để con thả hoa. tiền vàng xuống dòng sông cho vong hồn những người chiến sĩ đã hy sinh trong đó có bác con. Những bông hoa, tiền vàng con thả xuống sẽ an ủi bao linh hồn những người lính đã bị lãng quên và chưa một lần được trở lại quê hương dù đã 36 năm qua

100

Cả gia đình chụp ảnh nơi gần 36 năm trước bác con đã rời bờ Bắc sang bờ Nam chiến đấu và không bao giờ trở về. Các con hãy nói với bà việc đã đến đây để bà yên lòng vì bác con không cô quạnh khi nằm lại triền sông hoang vắng này.

131

Rồi vào Huế trong cái nắng chói chang của miền Trung, tự hỏi về những gì học được qua trang sách, những giá trị lịch sử, đúng sai?

237

Có một buổi tối bên dòng Hương Giang huyền ảo

241

Chúng ta thăm nghĩa trang Đường 9 (Đông Hà- Quảng Trị), thỉnh hồi chuông nguyện cầu cho vong hồn những người lính đã nằm lại nơi này. Tổ quốc ghi công các anh nhưng có nhiều người chẳng bao giờ nhớ.

Các con giật mình truớc bạt ngàn bia mộ. Chúng ta không thể thắp được cho mỗi phần mộ liệt sỹ một nén nhang dù đã dùng hết chỗ nhang mang theo nên đành cúi đầu trước Đài tưởng niệm khấn lạy tất cả."Máu ở đây còn hoa ở đâu"

DSC_3493

Rời Lao Bảo về với Phong Nha hùng vĩ, chắc các con không hề biết rằng bến phà Xuân Sơn trên dòng sông Son (một điểm quan trọng trên đường mòn Hồ Chí Minh) này là nơi chuyển quân quan trọng để vào miền Nam và Mỹ đã tập trung đánh phá dữ dội nhất

DSC_3563

Rời Lao Bảo về với Phong Nha hùng vĩ, chắc các con không hề biết rằng bến phà Xuân Sơn trên dòng sông Son (một điểm quan trọng trên đường mòn Hồ Chí Minh)này là nơi chuyển quân quan trọng để vào miền Nam và Mỹ đã tập trung đánh phá dữ dội nhất

DSC_3566

Chúng ta chia tay Phong Nha khi hoàng hôn buông xuống để về biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) khi trong lòng rối bời những cảm xúc...

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008

Sinh Nhật Con 28/5



Bố không biết phải nói với con điều gì nhân sinh nhật của con. Bây giờ con đã lớn. Hai mốt tuổi, con đã là một chàng trai, đã rời khỏi vòng tay bố mẹ từ lâu. Có thể con tự nghĩ mình đã trưởng thành và làm bất cứ điều gì con muốn. Nhưng với bố mẹ, con vẫn chỉ là một cậu bé còn dại khờ và bố mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con để uốn nắn và nhắc nhở kịp thời, bởi cuộc sống không hề giản đơn. 

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Sinh nhật con 28/5

Bố không biết phải nói với con điều gì nhân sinh nhật của con. Bây giờ con đã lớn. Hai mốt tuổi, con đã là một chàng trai, đã rời khỏi vòng tay bố mẹ từ lâu. Có thể con tự nghĩ mình đã trưởng thành và làm bất cứ điều gì con muốn. Nhưng với bố mẹ, con vẫn chỉ là một cậu bé còn dại khờ và bố mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con để uốn nắn và nhắc nhở kịp thời, bởi cuộc sống không hề giản đơn.

Hai mốt năm đã trôi qua kể từ ngày con cất tiếng khóc chào đời trên một đất nước Trung Âu xa xôi, có khi nào con tự hỏi suốt trong quãng thời gian ấy có những kỉ niệm gì đáng nhớ? Hôm nay bố muốn kể vài kỉ niệm nho nhỏ từ khi con sinh ra cho đến lúc con đi học. Chỉ vài kỉ niệm nhỏ thôi trong số muôn vàn những kỉ niệm về con đang ùa về trong bố. Những kỉ niệm mà chắc rằng trong kí ức của con không thể lưu giữ được vì lúc ấy con còn nhỏ lắm.

Có thể mai này con sẽ hỏi vì sao/ Con sinh ra giữa trời Âu tuyết trắng/ Chứ không phải ở quê nhà đầy nắng?/ Cha biết trả lời sao...

Đấy là những câu thơ bố viết cho con khi con vài tháng tuổi. Ngày ấy bố nghĩ có thể sẽ có lúc con hỏi câu đó. Nhưng con đã không cần phải hỏi. Đôi khi trong những câu chuyện thường nhật ở gia đình giữa bố mẹ với ông bà, các bác, con đã biết được vì sao.

Có phải vì cuộc sống lắm gian lao/ Rời xứ sở cha đi tìm hạnh phúc?/ Lên phi cơ mà lòng cha đau tức/ Cha xa rời xứ sở tại vì sao?

Ngày bố ra đi quê hương mình còn đói nghèo, đến gạo còn chẳng đủ phải ăn độn đủ thứ như ngô, khoai, sắn và thậm chí cả hạt BoBo (một loại hạt chỉ dành cho gia súc) nói chi đến thịt, cá.

Bằng tuổi con bây giờ, sau khi học xong không xin được việc làm, bố chấp nhận ra đi, ra đi để tìm đường cứu mình, cứu gia đình chứ đâu phải là cứu nước thoát khỏi cảnh đói nghèo (dù đôi khi trong diễn thuyết người ta vẫn nói rằng sang đó học tập, làm việc nâng cao trình độ để mai kia về phục vụ đất nước). Bố như mọi người trong dòng người ra đi lúc ấy, chỉ khác là bố không tìm mọi cách “chạy chọt” để ra đi mà thôi vì lúc ấy bố thừa tiêu chuẩn để đi nước ngoài theo quy định. Hai bác trai con, người đã nằm xuống trong cuộc chiến tàn khốc tại Cổ thành Quảng Trị năm 1972, người lúc ấy đang cầm súng tiễu phỉ Fulrô ở đâu đó trong rừng sâu Tây Nguyên, vì thế người ta “không cần” bố vào lại quân đội dù đã được huấn luyện.

Sau gần 20giờ bay (nghỉ giữa chặng ở Karachi – Pakistan) bố đặt chân mình lên đất Berlin và từ đó chuyển tầu liên vận sang Praha.

Những ngày đầu ở đó khi vào siêu thị mua thực phẩm, đứng trước bạt ngàn những đồ ăn thức uống ngon lành, những con gà làm sạch đã chặt bỏ chân, đầu, những miếng thịt lơn, thịt bò đỏ hồng đóng gói trong hộp bọc nilon...bố đã đứng lặng và ứa nước mắt.

Con có thể tự hỏi sao có thế mà phải khóc. Bố khóc vì tất cả những gì nơi quê hương bất chợt ào về trong bố, dữ dội và tàn nhẫn. Đó là hình ảnh bà nội của con với chiếc áo cánh nâu, cái nón cũ kĩ đi xếp hàng cả buổi trưa dưới trời nắng chang chang để mua một mớ rau, khi xe rau về đám người phía sau tràn lên chen lấn, xô đẩy vì nếu xếp hàng đợi đến lượt thì hết hay họ mua thêm để bán lại. Bà nội con sức yếu, người nhỏ bé bị chen rách cả áo và bẹp nát cái nón trở về với hai mớ rau mua được cũng tả tơi không kém.

Đó vẫn là hình ảnh bà đêm trước ngày Chủ Nhật đem mớ tem phiếu thực phẩm ra bảo các con xem lại còn ô nào mua thịt, ô nào mua đậu phụ...Bà chuẩn bị sẵn để 4h sáng mai trở dậy đi xếp hàng mua. Tai sao lại phải thế? Bà đi sớm xếp hàng để mong mình trong số những người đứng đầu như thế mới có cơ mua được ít thịt thủ, hay mua được chân giò...Những thứ mà bây giờ hình như các con chẳng muốn ăn, nhưng ngày ấy phải chầu chực để mua đơn giản chỉ bởi vì nửa kg trên tem phiếu sẽ được thành một kg nếu mua thứ đó.

Đó chính là hình ảnh bố khi nấu cơm lúc bà đi làm vắng chỉ dám nhúng ướt đầu đũa rồi chấm vào lọ mì chính cho dính ít cánh và nhúng vào nồi canh rau theo lời bà dặn mà không thể cho nhiều hơn vì cả tháng khẩu phần cả nhà chỉ có nửa lọ Pelecinin mì chính (chứ không phải như bây giờ ăn ít vì nó có hại)

Đó là cảnh những bữa cơm hàng ngày ông bà chỉ dám ăn lưng bát một cách chậm chạp, nhường phần cho mấy đứa con đang tuổi lớn ăn đến bát thứ ba, thứ tư...

Tại sao bố lại lan man nói chuyện này? Vì bố muốn con hiểu bố đã phải cân nhắc, phải day dứt bao nhiêu khi đưa con trở về nước lúc biết rất rõ quê hương mình vẫn còn đói nghèo như ngày bố ra đi.

Bố quen và yêu mẹ con trong cái buồn day dứt của những đứa con Việt Nam sống nơi xứ người như thế. Bố mẹ đã cưới nhau sau bốn năm trời quen biết, yêu nhau và một năm sau thì sinh con.

Ngày con ra đời là má»™t ngày đầy nắng (con sinh ra lúc 18h30’ ngày 28/5 nhÆ°ng do ngày hè bên đó dài, khoảng hÆ¡n 21h má»›i hoàng hôn) và khi đó những quả anh đào đầu mùa cÅ©ng vừa chín. Đúng ngày sinh con thì bố không có mặt ở đó vì theo dá»± tính của bác sỹ mẹ sẽ sinh vào ngày 01/6. Hôm ấy bố được báo mẹ con đã vào viện. Hôm sau bố vẫn Ä‘i làm bình thường vì biết có xuống ngay chá»— mẹ con thì cÅ©ng không giải quyết được vấn đề gì vì người ta cách ly không cho vào. 10h sáng ngày 29 Ä‘ang làm việc thì bố nhận được Ä‘iện thoại là mẹ đã sinh con lúc chiều qua. Tất cả những người bạn cả Việt, Tiệp, BaLan cùng làm việc vá»›i bố xúm vào bắt tay chúc mừng. Bố bối rối ngượng ngùng vì lần đầu được làm cha. Phá luật cấm, xếp của bố cho phép bố chạy ra mua chai rượu vào để tất cả uá
»‘ng mừng. Đó là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời bố. Được nghỉ ngay sau đó bố ra ôtô xuống vá»›i con.

Chắc chắn trong kí ức của con sẽ chẳng có gì về nơi sinh ra bởi con trở về VN khi còn rất nhỏ. Đó là thành phố Cesky Brod (ngoại ô thành phố KoLín - một thành phố lớn cách Praha khoảng 20km). Khi bố đến thăm hai mẹ con, người ta cũng chẳng cho vào và bố cũng chỉ đứng ở dưới nhìn lên nói chuyện với mẹ con qua cửa sổ tầng 2. Bố trở về đi mua xe đẩy, nôi và vài thứ lặt vặt còn thiếu...Mãi đến ngày 05/6 bệnh viện mới cho xe đưa hai mẹ con về.

Có thể mai này con sẽ hỏi vì sao/ Cha lại đổi lời ru thành điệu nhạc/ Hay cha đã quên rồi câu lục bát/ “ Ta về ta tắm ao ta...”?

Con được mấy tháng thì mẹ đi Hungari cùng cả đoàn, bố xuống trông con. Kí túc xá vắng tanh vì mọi người đi hết. Bố bật nhạc cho con nghe và tranh thủ đi giặt, con đã biết tự nằm chơi một mình không quấy khóc đòi bế. Buổi tối nhớ mẹ con khóc nhiều hơn dù bố đã cho con ăn, bế con trên tay hát ru mãi nhưng con chẳng chịu ngủ, chợt nhớ ra vì sao như thế nên bố đã đặt con vào nôi và lấy bộ quần áo ngủ của mẹ đang mặc dở vẫn để đầu giường đặt bên cạnh gối của con. Cảm nhận được hơi mẹ từ bộ quần áo, con đưa tay quờ kéo bộ quần áo và rúc mặt vào đó tìm hơi mẹ. Lát sau con đã ngủ...

Con được 10 tháng thì chỗ mẹ xảy ra những chuyện trục trặc, sau khi cân nhắc một tuần bố quyết định xin về nước để đưa hai mẹ con về. Đây là một quyết định rất khó khăn với bố, bởi khi ấy tình hình trong nước vẫn hết sức thảm hại, người trong nước tìm đủ mọi cách để ra đi mà bố lại xin về, trong khi bố có thể đưa hai mẹ con lên chỗ bố cùng sống. Nhưng như bố đã viết trong bài thơ “Rồi mai cha sẽ đưa con về”. Bố không muốn con phải tha hương nơi đất khách trong khi còn có quê hương, ông bà, nguồn cội...Bố không muốn mai kia con trở thành người công dân chẳng ra Tiệp, chẳng ra Việt Nam.

Chuyến bay đưa gia đình mình trở về hạ cánh xuống phi trường Nội Bài vào một ngày đầu Xuân vẫn còn se lạnh. Từ cửa sổ nhìn xuống khi máy bay đang hạ dần độ cao bố cứ ngỡ do trục trặc kĩ thuật gì đó nên máy bay phải hạ cánh xuống cánh đồng. Chỉ thấy toàn ruộng là ruộng, thi thoảng có những nếp nhà nâu xám mầu mái rạ như những chiếc nấm lẻ loi, có vài con bò nâu vàng nhỏ xíu đang gặm cỏ. Cảnh vật quê hương vẫn nghèo nàn như ngày bố ra đi...Bố thấy thay vì mừng vui nước mắt lại dâng lên vì chưa biết bao giờ con sẽ có được những tháng ngày sung sướng. Nhưng cảm giác đó qua nhanh, bố mừng vì ít phút nữa thôi con sẽ có được những tình yêu thương vô bờ từ ông bà, các bác, chú, cậu...

Cửa máy bay mở ra, con được ưu tiên xuống trước. Người tiếp viên hàng không để con ngồi nguyên trong chiếc xe đẩy bê cả xe đi từng bậc cầu thang và đặt xuống đường băng. Con đã “đặt chân” lên mảnh đất quê hương mình như thế đó. Đằng xa kia là các bác đang vẫy tay chào đón.

Cửa kiểm tra hải quan, bao nhiêu thủ tục phiền hà, người ta hoạnh hoẹ bố mẹ đủ điều. Nào là sao mang lắm thuốc lá thế (có ba tút thuốc vừa để hút vừa để làm quà), nào là những bức ảnh quảng cáo của hãng thuỷ tinh trang sức nơi bố làm việc là ảnh kiêu dâm (vì có hình nửa người phụ nữ không mặc áo mà chỉ che bằng tấm khăn voan). Bố phát cáu vì những điều vớ vẩn ấy trong khi con vì sợ hãi, vì mệt đã khóc thét lên. Tức mình bố bế con ra khỏi xe và đặt luôn lên mặt bàn kiểm tra hành lí trong khi đám đồ còn tung toé, may mà con được đóng bỉm chứ cứ như trẻ con VN lúc đó chắc con đã tè ướt cái bàn ấy rồi, mà có khi lúc ấy con “tè” ra bàn lại hay.

Mọi việc rồi cũng qua khi bố chia cho người ta một vài thứ: Vài bánh xà phòng thơm, mấy bao thuốc lá...Riêng mấy bức ảnh quảng cáo mang về làm kỉ niệm bất chợt bố hiểu rằng nó không phải là văn hoá phẩm đồi trụy gì khi người nhân viên kiểm tra nói nhỏ vào tai bố: “Anh cho tôi xin một tờ, ảnh đẹp quá”

Ở nhà đã thuê một cái xe Uoát ra đón (khi ấy cũng là hoành tráng lắm rồi, dù bây giờ nghĩ lại nó cũng chỉ hơn cái xe công nông một tí) và con được đưa về bà ngoại trước (phải như thế con ạ vì sau đó bà nội xuống xin phép bà ngoại đón hai mẹ con về)

Có thể mai này con sẽ hỏi vì sao/ Bạn bè cha có người không trở lại/ Họ chạy trốn quê hương vì sợ hãi/ Hay là vì cô gái mái tóc nâu?/ Con yêu dấu, con muốn hiểu vì đâu/ Mai khôn lớn tự tìm lời giải đáp/ Con hãy tin rằng lòng người ai cũng nát/ Khi xa rời xứ sở sống tha hương.

Những ngày đầu trên quê hương trong nỗi vui mừng đoàn tụ rồi cũng qua nhanh, cuộc sống mưu sinh nhanh chóng kéo bố mẹ vào guồng quay của nó. Nhưng rồi vất vả cũng qua đi, chẳng mấy con đã vào lớp Một.

Kỉ niệm đáng nhớ nhất khi con đi học lớp Một là lần bố về muộn không đón con kịp. Trường xa nhà 6km (xin vào trường điểm mà), hàng ngày bố đưa con đi học bằng xe máy, qua bao nhiêu ngã ba, ngã tư đông nghịt và người lớn sang đường còn mệt nói gì đến đứa trẻ 6 tuổi. Thế mà khi đến đón muộn, không thấy con đứng ở cổng trường chờ bố như mọi ngày, vào trường hỏi bác bảo vệ không còn bất cứ đứa trẻ nào trong trường, mấy dãy phố quanh đó cũng chẳng có. Bố cuống lên đi tìm, vào cả đồn công an gần đó, gọi điện đi các nơi và về cả hai bà để hỏi mà chẳng nơi nào có con. Bố thấy tim mình thắt nghẹn một nỗi lo sợ. Tìm mãi và khi trở về nhà để cùng mọi người bàn cách chia nhau đi tìm tiếp mới biết con vừa về đến nhà. Hóa ra hôm đó con tan ra sớm, bố lại đến đón muộn hơn mọi ngày, chưa có khái niệm giờ giấc, chờ lâu và thấy trời tối con đã tự tìm đường về nhà. Cứ lầm lũi đi qua những dãy phố mà trong trí nhớ đã lưu lại khi hàng ngày bố đèo con đi qua, cái cặp trên vai, con đi theo bản năng của chú chim non chập chững chuyền về tổ khi bị lạc giữa đời. Bố không biết khi đó trong đầu con nghĩ gì, chỉ thấy ông bà kể lại khi con về đến cửa, chỉ đến lúc nhìn thấy ông bà con mới oà khóc, con khóc lặng đi không còn ra tiếng nữa và tụt cái cặp rơi xuống đất. Con không vào trong nhà mà cứ đứng ở cửa khóc đến tím cả người. Con khóc như chưa bao giờ được khóc. Bố nhìn
con và thấy ân hận, xót xa vô cùng. Bố tự nhủ không bao giờ để con rơi vào hoàn cảnh như thế này một lần nữa. Nhưng cũng chính đêm đó khi đã bình tâm lại bố tin rằng mai này con sẽ trở thành một người đàn ông mạnh mẽ...

Viết cho con những kỉ niệm ấy trong sinh nhật này, bởi nếu bố không kể con chẳng thể nhớ. Tuổi thơ con còn nhiều kỉ niệm đáng nhớ nữa, nó được ghi dấu lại bằng nhận thức và trí nhớ của con. Những kỉ niệm của ngày xa xôi mà hôm nay bố kể sẽ theo con vào đời, mỗi khi nhớ lại có thể con sẽ rút ra được từ đó điều gì có ích cho cuộc đời mình...

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2008

Đưa con vào Miền Trung

Vậy là bố đã quyết định đưa các con đi Miền Trung. Việc này không chỉ đơn thuần là đi chơi mùa hè, không chỉ là ngắm biển xanh cát trắng và nghe tiếng rì rào, réo rắt của ngàn cây trên bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), những giai điệu của thiên nhiên tha thiết như tiếng đàn trời, hay những kì vĩ của di sản thiên nhiên thế giới với những nhũ đá hàng triệu năm hay con sông ngầm dài nhất thế giới trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) hoặc di sản Cố đô Huế với Hương Giang trầm tư và mơ mộng chứa trong lòng nó bao nhiêu biến động của những triều đại phong kiến cuối cùng trên đất nước này…

Hơn tất cả những điều ấy, bố muốn các con biết thêm về lịch sử, lịch sử đất nước gắn liền với lịch sử của chính gia đình mình.

Các con sẽ được chứng kiến cái nắng chói chang trên đến nhức cả mắt trên cát trắng Miền Trung, nơi 36 năm trước đây bác của các con lầm lũi hành quân trong cơn khát, nơi gió Lào thổi rát đến khô rang mọi thứ và bác con cùng đồng đội dốc bi đông đến giọt nước cuối cùng cũng chỉ đủ làm mềm bờ môi khô cháy.

Bố muốn các con đứng bên bờ sông Bến Hải nhìn cây cầu Hiền Lương cũ kĩ bắc qua con sông hiền hoà và thơ mộng ấy và tự tìm hiểu xem tại sao có mấy nhịp cầu sắt chỉ 198m chiều dài mà chúng ta phải mất 20 năm để bước qua nó, cũng như bản thân cái tên của cây cầu hiền lành như vậy đã phải chứng kiến những thù hận như thế nào.

Chúng ta sẽ đi qua Dốc Miếu, nơi để vươt qua được điểm cố thủ này trong cuộc chiến 1972 không biết bao nhiêu người lính Miền Bắc đã phải nằm lại và thị tứ Ái Tử nơi ngày xưa có căn cứ và sân bay lớn của quân đội Mỹ để đánh chiếm được nó rất nhiều đồng đội của bác con đã cống hiến tuổi thanh xuân và sinh mạng mình ở nơi này. Để suốt hơn ba mươi năm sau chiến tranh những bà mẹ mất con trong cuộc chiến tại đây chỉ biết thấm những giọt nước mắt già nua vào vạt áo nâu sồng khi không tìm nổi mộ phần con mình và nấc nghẹn vì Yêu con.

Nhưng phần quan trọng nhất trong hành trình này là chúng ta sẽ đến sông Thạch Hãn với cổ thành Quảng Trị, nơi bác con đã mãi mãi nằm lại đâu đó bên bờ Nam con sông này. Bố cùng các con sẽ thắp hương ở đài tưởng niệm ở đầu cầu phía Bắc, nơi cả trung đội Mai Quốc Ca anh hùng đã ngã xuống. Những giọt máu rơi vào chảo lửa trên đài tưởng niệm sẽ giúp các con hiểu hơn về sự khốc liệt của cuộc chiến ấy. Chúng ta sẽ ra bờ sông thả hoa xuống dòng nước viếng bác con cùng đồng đội của bác. Dòng sông trong xanh và hiền hoà lắm, sóng gợn rất nhẹ (chú Nhân nói sóng như những bàn tay người lính dập dờn cầm những bông hoa và những đồng tiền vàng bố và chú ấy thả xuống trong lần đi tháng Ba vừa rồi). Các con không thể nào nghĩ rằng cũng dòng sông này mùa hè 1972 nó đã là một dòng sông máu, máu của những người lính đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước.

Bố sẽ giải thích cho các con Thạch Hãn là nước mắt của đá. Chẳng hiểu vì nguyên cớ gì mà người xưa đã đặt tên cho con sông như vậy. Nó là nước mắt của đá núi Trường Sơn, hay nước mắt của những bà mẹ đã hoá đá vì khóc thương chồng con đã bỏ mình trong bao cuộc chiến tranh suốt chiều dài lịch sử dân tộc mình?

Con sẽ được chứng kiến Cổ thành Quảng Trị với sự đổ nát như thế nào trong cuộc chiến qua vết tích còn sót lại, hay là những mảng tường trường Bồ Đề nham nhở những vết đạn bom, hướng dẫn viên bảo tàng sẽ làm con bật khóc khi họ nói: Hãy nhẹ bước chân và vui lòng nói khẽ, dưới chân của các các bác, các anh các chị là hài cốt, là linh hồn của hơn mười nghìn chiến sỹ giải phóng mà không ai có nổi một mộ phần…Các con sẽ hiểu tại sao bố, các bác, chú…đều ứa nước mắt khi đọc đến câu thơ:

“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ…” Tất cả sẽ cho các con hiểu lịch sử đã phải trả giá bằng máu đắt như thế nào.

Mỗi một cuộc đi xa chúng ta đều học được những điều bổ ích nào đó. Những điều các con học được trong chuyến đi này sẽ rất khác với những gì các con học qua những trang sách…

Bố tin các con đã lớn và đủ khả năng cảm nhận được những điều ấy nên không cần phải nói gì thêm nữa. Hãy xắp xếp thời gian và đồ dùng, mấy hôm nữa chúng ta lên đường.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2008

Mắt buồn

Mắt buồn

 

Chẳng rõ bài thơ ấy là của ai, nhan đề là gì, bởi nó đã tình cờ rơi vào tay mình trong những ngày đầu khi trở về quê hương. Chỉ thấy trong hoàn cảnh của mình có cái gì đó cũng xót xa như vậy. Có cái gì đó bâng khuâng nuối tiếc và mênh mông buồn...


Người sáng tác ra nó ở trong hoàn cảnh nào? Từ chiến trường trở về khi cuộc chiến vừa tan khói súng hay sau nhiều năm tha phương đất khách trở lại chốn xưa? Chắc là khả năng thứ nhất. Anh (có lẽ thế) buông súng và trở lại để xót xa nhận ra rằng tuổi trẻ đã đi qua, thời gian và sự chia ly quá khắc nghiệt. Người tha hương trời Âu như mình liệu có cảm xúc để viết những vần thơ như thế không khi chính mình là kẻ trốn chạy quê hương?


Nhưng dù ở hoàn cảnh nào thì bài thơ ấy vẫn làm người đọc xót xa day dứt dù nó chẳng được viết bằng những lời ai oán. Nó làm con tim người ta nhói đau...


Chiều thứ Bẩy đi trực về, tình cờ thấy người ấy cùng con đi trên hè phố. Cháu gái (thứ hai) tung tăng đi bên cạnh mẹ. Cố gắng tránh để người ấy nhìn thấy. Chẳng biết vì sao lại phải tránh, dù thời gian trước đây khi mới trở về vẫn thường qua thăm hỏi nhau, coi nhau thân thiết như những người bạn học cũ, nhưng hình như mỗi lần gặp lại là mỗi lần bối rối, day dứt...Vì thế đôi lúc sợ phải đối diện nhau, sợ ánh buồn trong mắt nhau.


Bất chợt gặp và bài thơ ấy cũng bất chợt trở về trong mình.


Em không chờ đợi được


Ngày anh về em đã có một con.


Hạnh phúc không? Chỉ thấy mắt em buồn.


Như thương nhớ một chân trời xa lắc.


 


Em đã qua một thời xuân sắc


Thôi cũng đành, tuổi trẻ có dài đâu.


Bối rối ngại ngùng ta cố tránh nhìn nhau


Lời giã biệt đã khi nào ai nói.


 


Ngày trở lại. Anh nghe đời ngang trái


Anh trở về. Em đã có một con.


Tình cờ gặp gỡ bên đường


Con em, cháu có...mắt buồn giống em

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008

Mẹ

 



 


Mưa đêm, trời mưa triền miên từ tối. Một đợt gió mùa đông bắc muộn màng tràn về. Ngồi nghe nhạc. Những lời ca tha thiết quá: "Ôi con sông quê, con sông quê, sông có nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ? Vời vợi tuổi thơ một xâu bánh đa vừng...”


Ôi tuổi thơ ngồi ngóng mẹ, ai chẳng có. Trong tuổi thơ tôi, nơi chờ ngóng mẹ là một cửa ô nhộn nhịp, ngóng lên con phố trước mặt đông người qua lại chờ mẹ đi làm về. Khao khát gặp mẹ làm sao, thời gian chờ đợi dài dằng dặc...


Mẹ cho con hình hài, cho con tiếng khóc lúc chào đời, cho con hơi ấm của mẹ và dõi theo từng bước con đi. Một tuổi thơ chia ly bởi chiến tranh với hàng năm vắng mẹ, luôn mong gặp mẹ đâu đó nhạt nhoà trong kí ức...


Đêm nào trong tuổi thơ sốt cao mẹ thức trắng đêm âu lo ngồi xoa lưng cho mình ngủ, thỉnh thoảng lại dấp ướt chiếc khăn đắp trên trán và lòng trĩu nặng những âu lo?...


Hai mốt tuổi bước chân tha phương và trong tuyết trắng chiều ba mươi tết ngồi ứa nước mắt vì nhớ nhà, hình ảnh mẹ hiện ra: Tần tảo lam lũ như quê hương mình


Bây giờ khi mình đã bước vào mùa thu của cuộc đời mẹ vẫn luôn âu lo dõi theo. Với mẹ mình vẫn mãi là đứa trẻ, vài hôm không thấy rẽ qua là mẹ lại sốt ruột hỏi han sợ ốm đau hay làm sao. Lòng mẹ bao la quá, ngôn ngữ nào diễn tả nổi bây giờ?


Nhân ngày của mẹ 11/5


 


 

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Anh mơ về thăm em

Một chiều mưa phố nhỏ.

Con đường xưa vẫn đó

Lặng lẽ những hàng cây.

Không rượu sao anh say?

Ngập ngừng nơi ngõ vắng.

Ngày xưa sao quen lối

Bây giờ không thân thương?

Sao xa lạ hỡi em

Những gì xưa thân thiết?

Chiều mưa buồn da diết

Khi mơ về thăm em.

Nước mắt vẫn còn vương

Trên mi khi tỉnh dậy.

Em ơi! Đời thế đấy

Rất thực mà rất mơ.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2008

Dáng Mẹ?

Say quá. Say bởi uống quá nhiều, say đến mức không thể nhớ chính xác được một câu hát của Lê Minh Sơn: "Ôi quê tôi, quê tôi, không còn cánh đồng, xanh bao la lưng còng dáng Mẹ..."

Chiều nay ngồi uống bia, chìm trong tiếng chạm cốc, và những cốc bia vàng đầy bọt, đang trầm ngâm nghĩ và nhìn mông lung ra ngoài trời thì có một cụ già trống gậy đi vào. Cụ bà tóc đã bạc trắng, bàn tay trái gầy guộc, nhăn nheo cầm cái giỏ nhựa đựng những vỉ kẹo Happydent White đưa về phía chúng tôi, bàn tay phải cố bám vào cây gậy như sắp ngã. Cụ lắp bắp gì đó như một lời chào mua. Nhìn cụ bà chân đất, ngón chân cái choẽ ra (đặc trưng của người Giao Chỉ) những móng chân có mầu vàng nâu (chắc do lội nhiều trên những cánh đồng phèn chua), áo bà ba nâu sồng đang chới với mời khách uống bia mua những vỉ kẹo mà mình thấy run hết cả người. Chưa chắc cụ đã biết rõ về món hàng mà mình đang bán bởi những người khách uống bia ở đây mấy người dùng thứ kẹo đó. Cái dáng lưng cong cong, mái tóc bạc phơ và tấm thân gầy guộc kia gợi nhớ điều gì?

Cụ nói rất nhỏ nên không thể nhận ra âm sắc của miền quê nào, chỉ biết với vóc dáng kia thì cụ đã ngoài 70, và bàn tay chai sần đang cố bám vào chiếc gậy, cũng như đang cố giữ giỏ kẹo chứng minh cụ có một đời tần tảo gắn liền với những mảnh ruộng, cây lúa...

Tấm thân còng (đôi chân gần như vuông góc với thân mình) làm cho mình thấy chạnh lòng, hình như trong đó mình nhìn thấy bóng dáng mẹ mình, bóng dáng Tổ Quốc mình với cái dáng cong cong hình chữ S. Cái dáng của những người mẹ Việt Nam, của Tổ Quốc mà có nhà văn nhà thơ nào đó đã ví và miền Trung là chỗ lưng cong, là nơi chiếc đòn gánh đặt lên vai mẹ...

Định viết tiếp ít dòng cho entry này nhưng không thể viết được nữa, nghĩ về bà cụ với những day dứt: Cụ từ miền quê nào đến? Vì sao phải tha phương như thế này...?

Bia rượu làm màn hình không còn rõ nữa, chắc khi tắt máy là trời đất nhoè nhoẹt luôn nhưng có lẽ hình ảnh bà cụ sẽ mãi theo mình vào giấc ngủ chập chờn....

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2008

Một ngày nơi quê bạn

Nghỉ hai ngày 30/4 và 01/5, không có chương trình đi đâu, tối 29/4 nằm nhà, chán không buồn bật cả TV, báo chí cũng chẳng ngó vào nữa, suốt mấy ngày nay chỉ rặt những bài tụng ca chiến thắng. Đồng ý là chiến thắng thì phải ca ngợi nhưng đừng thái quá. Suốt chiều dài cuộc chiến với bao nhiêu trận đánh có phải toàn những chiến thắng đâu, nhưng hình như chẳng mấy ai chịu nhìn nhận những thất bại. Cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm ấy đã làm dân tộc này mất mát đau thương như thế nào...?

Bạn gọi điện bảo mai qua đón về quê nó câu cá và chơi cả ngày, đồng ý ngay vì chẳng muốn phí một ngày nằm nhà vô vị, và cũng lâu rồi chưa đi câu, cái túi cần câu đầy bụi nằm trong góc bếp ngày ngày vẫn nhìn thấy nhưng chưa đi được vì không có hồ câu nào hay và đôi khi cũng vì không có thời gian.

8h30 bạn đánh xe qua cổng đón, thêm hai đứa nữa, bốn anh em chạy thẳng về Thanh Miện (Hải Dương). Tránh qua cầu Chương Dương vì sợ tắc nên bảo nhau chạy qua cầu Thanh Trì, không ngờ vừa xuống chân cầu trên đường ra đường 5 xe ô tô xếp hàng cả cây số vì tắc đường, thế là mất 40 phút chờ mãi mới đi được. Đường 5 đông khủng khiếp, thiên hạ từ thành phố đổ ra và từ ngoài đổ vào. Hạ tầng cho thành phố hơn hai triệu dân bây giờ gánh gần sáu triệu, mai kia còn phình to nữa chẳng hiểu lúc ấy đi vào đâu.

Nhân dịp về quê chơi, bạn tranh thủ gọi điện cho đám bạn học phổ thông ngày xưa hẹn nhau gặp mặt, cả hai thầy giáo cũ nên ba mâm cơm dọn ra ngay tại nhà một người bạn cũng “hoành tráng” chẳng khác gì ngoài nhà hàng. Cứ thay nhau chạm li với những lời chào hỏi, giới thiệu hết đám bạn bè cũ của bạn là mình đã “tơi tới” rồi. Mãi rồi bữa nhậu cũng tàn, lên xe chạy về thăm bố mẹ bạn, tới nơi đã hơn ba giờ chiều. Chào hỏi xong mệt và buồn ngủ lên ra xe nằm, ông bạn đi cùng thấy thế bắt ngồi dậy mở cốp xe lấy túi cần câu và đi ra hồ ngoài rìa làng. Chủ nhân của khu hồ cá này là em họ của bạn, hai vợ chồng với hai đứa con, nhà ở trong làng nhưng do phải trông coi khu hồ cá cùng đàn lợn ngoài này nên họ hầu như ở luôn đây.

Thả cần câu sau khi ném một nắm thính, hồ nuôi đặc cá nên chúng nhao vào kiếm mồi, toàn trắm, trôi. Thậm chí chỉ cần mắc ngọn cỏ vào lưỡi lục ném ra xa là đã thấy cái phao dúi xuống và biến mất, ngọn cần vít cong, tiếng máy nhả cước rè rè chạy. Giật lên đã thấy một chú trắm cỏ cỡ chừng 1,5 đến 2 kí dính câu.

Câu chừng một tiếng đã thấy mỏi tay vì dòng cá, cứ kéo vào bờ gỡ ra và lại thả xuống, chỉ giữ lại hai con mang về vì hai thằng mang theo cần câu có hứa ở nhà là sẽ mang cá về.

Hoàng hôn nhập nhoạng, mặt hồ sẫm lại, không nhìn rõ phao nữa nên thu cần cho vào túi cũng là lúc chị chủ nhà ra mời vào lều ăn cơm chiều.

Bước vào căn lều (gọi là lều thì hơi quá, mà gọi là nhà thì không phải) mới biết nó cũng đầy đủ không khác gì một ngôi nhà, có cả TV, điện thoại, nhưng tềnh toàng, cái giường được ghép bằng gỗ cốp pha, hệ thống cột kèo bằng tre, mái lợp fibrociment và chung quanh được che bằng các loại vỏ bao thức ăn gia súc hay vỏ bao phân đạm. Để cho mát chị chủ nhà đã tháo dây buộc chỗ vỏ bao lên gần đến mái. Gió thổi qua căn lều mát rượi. Bốn anh em cùng hai vợ chồng chị chủ ngồi ăn cơm nhưng chị chủ cứ nhấp nhổm chạy nên chạy xuống lo lắng đủ thứ, cử chỉ ngượng ngùng bối rối trước đám khách thành phố mà ông anh họ là một “đại gia” có cỡ mời về, nhìn chị cảm thấy mình đã làm phiền cuộc sống bình dị của họ.

Cơm chiều có món rau muống luộc, cà pháo muối, con gà luộc vừa bắt ngoài vườn, cá trê vừa bắt dưới ao lên om, mấy quả dưa chuột hái ngay ở luống dưa cạnh lều, bát bánh đa nhà vẫn tráng trong làng nấu với lòng gà. Năm anh em ngồi uống rượu, thứ rượu quê nấu để nhà dùng được rót từ chiếc can nhựa 5 lít ra chiếc nắp phích bằng nhựa rồi từ đó chuyên vào những chiếc chén sứt quai. Ông chủ cứ luôn mồm “Các bác ăn với nhà em bữa cơm rau. Toàn của nhà tự trồng, tự nuôi không có thuốc kích thích hay thuốc trừ sâu đâu”

Rồi anh tự hào giới thiệu mình đã kết hợp Vườn, Ao, Chuồng trong kinh tế gia đình, mùa đông khắc nghiệt vừa rồi anh bị chết mất 70 triệu tiền cá như thế nào...Nghe vợ chồng chị khoe là tất cả các thứ đang ăn có mỗi muối là phải đi mua mà phì cười, nhìn cảnh anh chồng vẫn đóng cái quần lửng bị ướt gấu do vừa lội xuống hồ đổ cám cho cá ăn, cái áo may ô đen làm nhạt đi cái mầu da sạm nắng, anh ngồi uống rượu và sung sướng kể về cuộc sống của họ mà thấy họ thật hạnh phúc, cái hạnh phúc đơn sơ bình dị của người nông dân.

Gió đưa mùi chua chua của cám cùng mùi phân lợn thoang thoảng đâu đây, ánh đèn điện đỏ quạch và đôi lúc tối sầm lại cũng không làm bữa rượu mất vui và bữa cơm thêm phần thú vị. Đám khách thành phố khi nghe vợ chồng chủ nhà nói các bác ở thành phố quen ăn nhà hàng sang trọng, nay về chơi ăn bữa cơm với vợ chồng em như thế này là quý hoá lắm rồi. Để chứng minh là mình ăn ngon miệng (mà ngon miệng thực sự) mấy anh em hỏi xin đến bát cà muối thứ ba và còn hỏi cả mắm tôm. Chị chủ có vẻ áy náy khi không có và bảo do có dịch nên xã phổ biến cho mọi người là món đó bị cấm.

Từ trên giường bước xuống đất thấy cả bầy chó con nằm ngoe nguẩy đuôi cạnh những đôi giầy bóng lộn chờ được gặm những mẩu xương thừa. Con chó mẹ nằm thanh thản cách đó một quãng hiền từ nhìn khách. Lững thững đi ra bờ hồ.

Trời đêm yên tÄ©nh quá, nhìn xung quanh chỉ thấy ánh đèn của má»™t nhà bên kia hồ hắt ánh sáng xuống mặt nÆ°á»›c sao Ä‘á»™ng do bầy cá Ä‘i ăn đêm và do sóng gợn nhẹ. Tiếng bầy cá nhao lên Ä‘á»›p những cọng cỏ trôi trên mặt hồ nghe rõ mồn má»™t…Má»™t cảm giác thanh thản lạ lùng dâng nên trong mình khi nhìn cảnh vật và nghe anh chủ nhà nói: “Bọn em thá
º¿ này là sÆ°á»›ng rồi” cao hứng anh còn đọc câu thÆ¡: “Lòng nhẹ nhàng anh dân quê sung sÆ°á»›ng/ Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành…”. Mấy anh em bật cười vì chất thi sỹ của ông chủ nhà. Bữa cÆ¡m đã tàn, anh chủ nhà giục vợ Ä‘i làm cá, Æ°á»›p muối để các bác mang về sau khi chị đã pha xong ấm nÆ°á»›c, đồng thời nhắc vợ gói cho má»—i bác má»™t cân bá»™t sắn dây “của nhà làm được” và cứ năn nỉ các bác phải mang về, ở thành phố các bác mua bao nhiêu chẳng được, nhÆ°ng đây là tấm lòng của vợ chồng em.

Chợt nghĩ sao cuộc sống của họ thanh thản thế, những tấm lòng người nông dân gắn bó với đồng ruộng mới chân chất làm sao. Họ không mệt mỏi vì những bon chen, chạy đua trong cuộc sống, không muộn phiền, day dứt trước những trái ngang trong đời sống chốn quan trường…Cuộc đời họ gắn với củ khoai, cây lúa, với đàn lợn, ao cá, vườn rau. Họ hưởng những thành quả do chính bàn tay mình tạo nên. Bỗng ước giá mình được như họ…Nhưng liệu về quê liệu mình có sống được không? Liệu mai này khi cơn lốc đô thị hoá, con lốc khu công nghiệp tràn về vùng quê này ruộng đất teo tóp lại, họ được đền bù ít tiền, cầm nắm tiền trong tay, không còn ruộng, hồ, mảnh vườn, nghề nghiệp không có thì cuộc sống của họ sẽ ra sao?

Tuy vấn vương bởi những ý nghĩ không đâu nhưng không gian thanh bình và sự thân mật, chất phác của tấm lòng anh chị chủ nhà và bữa cơm quê dân dã đã đưa tôi vào giấc ngủ thanh thản, vẳng nghe tiếng anh chủ nhà bảo để bác ấy nằm nghỉ một lát.

Dù không muốn nhưng chúng tôi vẫn phải ra về. Ông bạn cứ nài nỉ ở lại đến ngày mai đi chơi đảo cò và thưởng thức các món ăn chế biến từ cò nhưng do có hẹn ngày mai lên chúng tôi ra về. Ngả người trên ghế trong tiếng máy lạnh và tiếng xe chạy ro ro, tôi nhắm mắt và mơ màng ngủ và bỗng thấy thật phí một ngày trong đời nếu ở nhà giam mình trong bê tông và kính với TV và những tờ báo rặt những lời tụng ca…

Một ngày thanh thản với cảm giác mình được là chính mình, với gốc rễ của một đứa con sinh ra nơi thành phố nhưng bố mẹ xuất thân từ một vùng quê nghèo.

Lẩn thẩn nhớ


Lẩn thẩn nhớ
magnify


Hà nội chiều nay xám mây, chút gió lạnh như dấu hiệu của một cơn mưa sắp đến. Rét Nàng Bân năm nay cũng khác thường, chỉ là vài ngày không khí se lạnh sau cơn mưa dữ dội chiều thứ Ba gây ngập nước nhiều nơi và ách tắc giao thông toàn thành phố. Nàng Bân ngày xưa đan áo xong trời đã hết đông, thương tình Trời làm rét lại. Bây giờ còn mấy người đan áo? Chắc ít nên chẳng cần có rét. Hay mùa đông buốt giá vừa rồi đã làm cái máy lạnh nhà trời yếu ga?


Một chiều Chủ Nhật yên ắng và cái mầu trời xám hoàng hôn (dù bây mới 15h) ấy làm mình thấy lòng trống vắng, chợt nhớ ngày nào...



Em về đi



Cho khung trời thoáng lạnh



Mây giăng buồn...



Đôi mắt ấy chơi vơi



Qua hồn tôi bàn chân em nhẹ lướt



Em đi rồi –



Mảnh hồn nát sau lưng



Em biết chăng



Có giọt lệ nửa chừng



Không rơi nữa...



Đọng ngừng trên khoé mắt.