Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2008

Trước biển

Em ở đâu rồi? Tôi vừa hỏi sóng,

Sóng vẫn đùa vô tư trên cát trắng.

Em ở đâu rồi? Tôi vừa hỏi nắng,

Nắng vẫn vàng và rực rỡ, lặng thinh.

Hỏi, hỏi mãi tôi hỏi đến lòng mình,

Khi biển cả vẫn ầm ào trước mặt.

Khi ngọn gió vẫn rì rào réo rắt,

Hàng phi lao cứ mải miết đùa chơi.

Em đâu rồi mà không ở bên tôi?

Khi chiều xuống biển mang mầu tím ngắt.

Cặp tình nhân dìu nhau đi trước mặt,

Sao Hôm kìa như chợt nhắc: Em đâu?

Có phải đại dương kia mãi thẳm sâu,

Như hồn em chứa bao điều huyền bí?

Như nhắc mãi, nhắc tôi hoài chân lý,

Thuỷ chung là ngọn lửa giữ tình yêu.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2008

Nói với con về...blog

Trước tiên bố phải xin lỗi chú nhà báo Xuân Bình khi lấy cái tên “Nói với con về...” để đặt tên cho entry này. Cũng do là khoảng gần một tháng trước đây (12/12/2007) bố và con cùng đọc entry “Nói với con về Tổ Quốc” của chú ấy trên mạng, và khi con có nhiều điều chưa hiểu hết, bố đã giải thích cho con những gì đằng sau những điều chú ấy viết.

Tất nhiên bố “chưa đủ tầm” như chú ấy để viết cho con những điều như vậy. Bố như một con cá trong cái hồ (chứ không phải cái ao tù như một số người khác), còn chú ấy như con cá trong đại dương nhìn được nhiều cái rộng hơn. Thôi thì “mèo nhỏ bắt chuột con”, bố chỉ trao đổi với con về blog vậy.

Có thể con nghạc nhiên khi thấy bố viết blog. Cái tuổi 6X như bố chắc chẳng nhiều người viết lắm đâu? Biết đâu khi thấy bố viết, con và các bạn con lại nghĩ: “Già rồi mà cũng bầy đặt online”. Bởi trong suy nghĩ của con blog là của thế hệ các con 8X và 9X. Hồi mới có trào lưu blog bố cũng nghĩ như vậy, nhưng đến bây giờ khi vào mạng đọc blog và cũng viết, bố thấy không đúng như bố đã nghĩ. Bố chẳng giỏi về vi tính cho lắm nên nghĩ rằng việc lập và viết blog cũng là một cách để học hỏi công nghệ thông tin, và học nhiều điều khác nữa, bởi học ở trường đời thì suốt cả đời nào mấy ai đã học song được đâu con.

Có thể con sẽ tự hỏi: “Bố làm gì trên blog nhỉ, có gì giống và khác con?”. Đơn giản thôi con. Ví dụ thế này nhé: Con và bố cùng đi nhảy, nhưng con đi để nhảy hip-hop, còn bố nhảy valse. Cùng là nhảy nhưng có giống nhau đâu. Con vào blog để post ảnh, để download nhạc, để comment với nhau các vấn đề các con quan tâm. Các con có thể nói bạt mạng mà không sợ ai chê cười. Còn bố thì khác đấy. Bố vào blog để viết ra những điều mà bố suy ngẫm trong cuộc sống hàng ngày, viết ra những việc mà nói bằng lời trong thực tế sẽ rất khó. Nói với con, với bạn bè, với nhiều người khác nữa...Chính những lúc ấy bố sẽ nói được một cách rõ ràng và thẳng thắn với lòng mình, với mọi người hơn, có thể sẽ có những người không quan tâm, với con lúc này thì có thể không, nhưng sẽ có lúc khác con đọc, và như thế là đủ.

Blog là gì? Chúng ta cùng bàn luận nhé. Bố hình dung thế này: mỗi blog như một ngôi nhà, có thể con dựng một ngôi nhà tạm, không quan tâm đến phong cách kiến trúc, con mang về đấy đủ các thứ thượng vàng, hạ cám ném vào đó và con chẳng mấy quan tâm xem người khác nghĩ gì, lúc chán con quẳng đi vài ba thứ, đem về thứ khác. Tuổi trẻ mau thèm chóng chán có ở đâu lâu được đâu. Có cái gì mới là con đi tìm, khi đó ngôi nhà ấy con sẵn sàng bỏ hoang, nếu không thích nữa thì sẵn sàng cho nó một mồi lửa là tất cả “về mo”.

Còn với bố thì khác. Blog với bố là một ngôi nhà mà sau nhiều năm sống trong đời bố mới xây dựng nên nó. Mỗi một đồ vật (những entry) là một phần của bố, nó mang phong cách, cá tính và tâm hồn bố. Có thể những người bố tiếp xúc hàng ngày cũng chẳng biết bố có ngôi nhà ấy hay trong đó có gì. Bố dựng lên ngôi nhà ấy để những ai thật sự muốn hiểu về bố sẽ vào đó chơi, cùng chia xẻ, bàn luận nếu muốn. Ngôi nhà ấy là thứ mà bố trân trọng giữ gìn. Nếu vì một lý do gì đó, cái khu đất xây dựng ngôi nhà ấy bị thu hồi hay giải phóng mặt bằng (nghe đâu nhà cung cấp dịch vụ Yahoo 360 này cũng đang định thay đổi) thì bố sẽ đem tất cả các vật dụng đó đi. Biết đâu những đồ vật ấy sẽ có lúc con cần đến trong cuộc đời.

Bố biết con cũng có blog, nhưng con không nói, và cũng có thể con chẳng muốn bố vào đấy, nhưng tình cờ qua một đường link bố đã vào blog của con. Bố không bình luận về những gì trong đó, bởi bố chỉ biết nhảy valse thì làm sao hiểu và thích được hip-hop. Nhưng bố cố gắng tìm thấy những vui nhộn, trẻ trung và sôi động của điệu nhảy ấy, cũng như con cố gắng tìm hiểu cái nhẹ nhàng, dìu dặt trữ tình của điệu valse, bởi khi con nhiều tuổi hơn con sẽ thấy thích nó. Bố chỉ muốn nói một điều nhỏ thôi là ở trong đó các con (chủ yếu là các bạn con) sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cải tiến quá, có thể lúc này với các con điều ấy chỉ là một thú vui khi thay đổi thêm thắt nhưng nếu sử dụng mãi sẽ làm biến dạng tiếng mẹ đẻ của mình và sẽ có hậu quả xấu.

Thế hệ bố không bị người ta thí điểm cải cách chữ viết nên thường có nhiều người viết chữ đẹp, còn với các con thì tìm đứa viết chữ đẹp cũng khó (sau này thì khác, vì sau một hồi sáng tạo cái kiểu chữ chẳng giống ai người ta lại quay trở về chữ viết truyền thống), nhưng bố sợ cái sự thêm bớt các con chữ lắm. Đảng, Nhà nước bảo lấy dân làm gốc (cái cơ bản, nền tảng, gốc rễ…), nhưng mấy ông quan lớn bé lại đoc, hiểu và làm là lấy dân làm guốc (để đứng lên đó, để nó dưới chân mình…). Vì thế cho nên mẹ con đi làm “đầu tắt mặt tối” ca đêm ca hôm mà lương tháng chẳng bằng tiền bữa nhậu của người ta. Đưng cải tiến ngôn ngữ mẹ đẻ mình con nhé. Hãy cố gắng giữ sự trong sáng của nó cũng như giữ sự trong sạch của mình, bởi mọi sự lạm dụng đều sẽ có hậu quả xấu.

A mà hôm trước vô tình bố ngồi xem tivi (hình như VTC6 thì phải) có chương trình café @ người ta bàn về blog và blogger, bố thấy có vài blogger 8x hay 9x gì đó và cả MC nữa nói rằng online và blog là thế giới ảo, bố thấy hình như cái quan điểm ấy có vấn đề phải xem lại. Có thể nó thật với người thật và ảo với những người muốn nó ảo.

Chẳng hạn bố thấy nó thật bởi rất nhiều blogger trên mạng có ảnh, có Ä‘iạ chỉ hẳn hoi và hÆ¡n hết rất nhiều người họ viết những vấn đề rất nghiêm tÃ
ºc, và những vấn đề rất thời sá»± được nhìn nhận má»™t cách khách quan (tất nhiên không phải là tất cả). Bố chợt nghÄ© rằng có thể con đọc trên báo in hàng ngày má»™t bài viết của má»™t ai đó liệu con có biết mặt mÅ©i, suy nghÄ© của người ta không? Cái tên của họ đã thật chÆ°a hay chỉ là bút danh? Và họ có bao nhiêu bút danh để rồi vá»›i bút danh này họ viết thế này, dÆ°á»›i bút danh kia họ lại nói khác, miá»…n là được sá»± chấp nhận của người có quyền quyết định. Họ nhiều bút danh để có thể làm sai mà không bị người đọc chỉ mặt gạch tên thật. Đôi khi họ viết theo yêu cầu, theo Ä‘Æ¡n đặt hàng của ai đó, viết những Ä‘iều mà chính bản thân họ cÅ©ng chÆ°a tin hay chÆ°a biết đã đúng chÆ°a. Vậy thì chắc gì thế giá»›i ấy thật hÆ¡n thế giá»›i mà nhiều người vẫn cho là ảo.

Có thể con không hỏi nhưng khi con vào blog của bố và từ đó theo đương link sang các bạn của bố con sẽ thấy một, hai blog không được viết gì mấy. Con không hỏi nhưng có thể tự nhủ nếu thế thì lập blog để làm gì. Bố thì lại có ý nghĩ khác. Đấy là của các bạn ít tuổi hơn bố, họ thuộc thế hệ 7x, họ không còn có thể viết như 8x và 9x, nhưng cũng chưa muốn hay chưa đủ kinh nghiệm về cuộc sống để viết như 6x (tất nhiên cũng nhiều người viết hơn 6x nhiều). Họ dựng lên ngôi nhà ấy (có đăng kí số nhà đàng hoàng) nhưng đơn giản chỉ có mấy cái cột và cái mái tạm, để họ giao lưu với hàng xóm, họ đi thăm thú những gì của bạn bè, tích luỹ những điều bổ ích, những cái hay cái đẹp của các căn nhà hàng xóm để rồi một lúc nào đó họ sẽ xây cho mình một căn nhà đẹp, hoặc đơn giản hơn nếu họ không xây thì trong đầu họ đã có những cái hay, cái đẹp. Họ quan niệm “nói là gieo, nghe là gặt”. Gặt bao giờ chẳng tốt hơn gieo. Họ gặt để đem về những quả, những hạt giống, cái để ăn, cái chọn lựa để tiếp tục gieo trồng cho vụ sau. Nhưng nếu họ không gieo thì cũng đáng tiếc phải không con vì làm sao mà biết trong những hạt giống đem về ấy cái nào là rau, cái gì là cỏ?

Thôi, bố nói lan man quá rồi, cuối cùng bố chỉ muốn nói ngắn gọn với con rằng: Bố muốn con hãy coi blog là một mảnh vườn nhỏ của riêng mình, con có toàn quyền muốn gieo trồng trên đó thứ gì cũng được, miễn là con thấy có ích cho con. Hay coi nó là ngôi nhà mà con tự xây dựng, tự tạo ra mọi vật trong nhà, những vật dụng cần thiết với cuộc sống, với tâm hồn con. Nhưng điều quan trọng là làm sao để mảnh vườn ấy, ngôi nhà ấy đẹp, để những người khác đi qua phải dừng lại ngắm nhìn và xin phép được vào đó để tìm điều gì đấy tốt đẹp cho riêng họ, hoăc góp ý cho con những điều chưa hay, chưa đẹp hay cách gieo trồng sao cho tốt, chứ không nên để người đời quay mặt đi, lướt qua thật nhanh, hay để cho những người khác ném vào đó những thứ ba vạ mà có khi vừa ném họ lại vừa coi thường con không biết trong giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2008

Rượu và Đời

Một…hai…ba. Zô…

Những tiếng zô như thế cứ liên miên ngày này qua ngày khác, quán này qua quán khác, Dạo này tôi uống nhiều quá rồi, và cũng như tôi, một bộ phận lớn công chức nhà nước cứ hết giờ làm việc là ra quán hoà cùng dân kinh doanh và các thành phần khác (nhưng chủ yếu vẫn là hai thành phần trên) để uống như một nhu cầu không thể thiếu như ăn, và hít thở. Hình như nếu không uống thì cuộc sống sẽ mất đi sự thú vị…

Tôi đang tự giết mình bằng bia, bằng rượu. Cái chất men quyến rũ ấy đang huỷ hoại dần sức khoẻ của tôi. Tại sao tôi biết vậy mà vẫn uống nhỉ? Một câu hỏi không đến nỗi khó trả lời, nhưng chẳng có câu trả lời nào trọn vẹn.

Tôi uống với bạn bè, với đồng nghiệp, với đối tác…Cả tuần hình như chẳng có hôm nào không uống, thậm chí có tuần lịch uống được bố trí cho cả tuần ngay từ thứ hai.

Đôi lúc tôi cũng muốn không đi uống, nhưng có quá nhiều những cái cần trao đổi trong lúc uống. Hình như bây giờ người ta làm việc với nhau trong lúc uống có hiệu quả hơn khi làm việc trong văn phòng. Đàn ông hình như lúc uống dễ tính và sáng suốt hơn bình thường hay sao ấy nhỉ ?

Chúng tôi ngồi uống và đôi khi ngoài các câu chuyện về công việc, chúng tôi nói chuyện rượu. Các loại rượu, và các loại người sau khi uống rượu say. Rượu thì có đủ loại trên đời, nhưng tựu trung lại thì tạm gọi chung có hai loại : Rượu Dân tộc và rượu Tây. Bây giờ ở các quán bia, rượu người ta hay uống rượu vốtka, có lẽ trong thời buổi mà các loại rượu thật giả lẫn lộn, giả nhiều thật ít thì có lẽ uống vốtka Hà nội là yên tâm nhất. Cái thứ rượu trong vắt như nước mắt ấy dù sao cũng còn đỡ hơn các loại rượu quê chẳng được khử Anđêhit lại còn được pha thêm cái gì nữa thì chỉ có trời mới biết ( người nấu cũng pha, người bán cũng pha ). Để cho chắc thôi thì cứ vốtka Hà nội.

Một…hai…ba. Zô

Tây tây rồi mới bình luận xem sau khi rượu vào thì có mấy loại người. Người uống phê phê một chút và nói chuyện văn chương thơ phú…ấy là Tiên tửu. Người mà sau đó ăn tục nói càn, cà khịa nhau để rồi sẵn sang nói chuyện bằng tay chân thì chắc chắn đó là Cẩu tửu. Kẻ say thật hay giả bộ say để sàm sỡ phụ nữ ắt là Dê tửu. Người say mà lăn ra ngủ ngay tại chỗ đích thị Hợi tửu chẳng sai…

Ôi trời, phong phú thật. Tôi cũng nghĩ mãi để xem mình xếp vào loại gì đây. Lắm khi cũng uống vào rồi thơ phú, văn chương, nhiều lúc rời bàn nhậu về nhà cũng lăn ra ngủ như “chó con no sữa”. Nhưng ba cái khoản đánh chửi nhau hay sàm sỡ phụ nữ thì chắc là không. Đôi khi phê phê cũng buông lời trêu đùa chị em (nhưng chắc không quá đà, vì phụ nữ nói rằng thích nói chuyện với tôi khi tôi lâng lâng vì lúc đó tôi cởi mở lòng mình hơn ).

Thế còn những người khác thì sao nhỉ ? Tôi đã thấy những người xung quanh mình trước khi vào bàn nhậu họ có vẻ bực bội, cáu gắt với nhau điều gì đó, thái độ rất căng thẳng nhưng sau vài ba ly không khí đã dịu hẳn đi và khi đã sương sương thì bá vai bá cổ và như chẳng có chuyện gì trước đó, chỉ còn lại những người bạn tâm giao. Nhưng cũng có nhiều lần tôi chứng kiến điều ngược lại, đành cầm cốc dọn bàn tránh ra thật xa khi họ đã vớ những gì có trên bàn nhằm mặt bạn nhậu mà tương như trút căm hờn lên từng viên đạn về phía quân thù.

Còn ai nữa ngay trong bàn nhậu đã sàm sỡ cả người khác giới ngồi bên cạnh, hay cả cô nhân viên ít tuổi hơn con gái mình?

Một…hai…ba. Zô

Cả quán bỗng giật mình bởi những tiếng zô với âm lượng lớn làm cho mọi người trong quán đều phải quay mặt hướng về phía đã phát ra những tiếng hô trên.

Cái văn hoá uống rượu của vùng đất, của quốc gia nào đã khai sinh ra cái câu zô này nhỉ? Tôi đã từng đặt chân đến nhiều quốc gia, đã uống bia rượu với rất nhiều sắc dân trên trái đất này và cũng uống có thâm niên mà vài năm gần đây mới thấy và tôi cũng đã hô như thế bao nhiêu lần rồi nhỉ?

Đâu rồi cái không khí trầm lắng ấm cúng của các bậc cha anh khi ngồi nhâm nhi ly rượu luận bàn chuyện văn chương, hay chuyện thời cuộc và thế thái nhân tình?

Tôi chợt nhớ cái không khí trang trọng lịch sự của quán rượu,
cái vui vẻ của quán bia ngoài trời nơi đất Cezch, nơi đã sản sinh ra loại bia Plzen ngon nhất thế giới. Chợt nhớ những người bạn đủ các mầu da ngồi uống bia trên quảng trường thành phố Dresden vô cùng vui vẻ nhưng không ồn ào, ầm ĩ thế này.

Một…hai …ba. Zô

Chợt nhớ đến cái Email của thằng cháu chưa đầy 10 tuổi : “…bố cháu bảo bác uống bia rượu ít thôi, lúc rảnh rỗi bác viết blog đi, nó cũng là thú vui như bác chơi cây cảnh ấy…”. Tôi đã trả lời cháu như thế nào nhỉ? Toàn những lời bao biện cho một thói quen xấu, bởi tôi đâu dám nhìn nhận một sự thật là tôi quá sa đà vào bia rượu.

“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu ( Rượu gặp bạn hiền nghìn chén thiếu)”,nhưng có thật tôi có nhều bạn hiền đến thế để ngày nào cũng uống không nhỉ? Hay đôi khi cũng tự lừa dối, tự ru ngủ, tìm đến với bia rượu để quên đi những nỗi chán trường, những day dứt trong cuộc sống hàng ngày? Tôi uống và đôi lúc cố tình quên đi cái vế thứ hai của câu nói “Rượu gặp…”ấy ( Chuyện không tri kỉ nửa câu thừa).

Những người ngồi kia họ đang bàn gì vậy? Một cơ hội kinh doanh minh bạch rõ rang nhưng cần những người quyết đoán biết chớp thời cơ, hay một phi vụ mờ ám mà cần những “Mưu hèn, kế bẩn”.

Cả cái đám đông kia nữa, họ đang uống bằng những đồng tiền nào mà bia rượu thừa mứa, khi những cốc bia còn tới 1/3 mà đã đổ đi thay cốc khác, khi mà rời bàn đứng dậy thức ăn bỏ lại là quá nửa?

Một…hai..ba. Zô

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em có biết không?...”

Người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh ấy đã sáng tác hàng trăm ca khúc để đời, những ca khúc sống mãi với thời gian đầy chất nhân văn ấy đã được nhạc sỹ viết lên trong những lần uống rượu. Nghe nói anh cũng là một đệ tử của thần Lưu Linh, và hình như một trong những nguyên nhân đưa anh về cõi vô thường cũng có phần do rượu. Nhưng thử hỏi nếu anh không uống rượu thì anh có những lời ca đầy tính tư duy và nhân bản như vậy không nhỉ?

Còn bao nhiêu những người nghệ sỹ, những người tôi biết, tôi quen và những người tôi “không đủ tuổi” để quen họ đã có những cảm xúc thăng hoa bên chén rượu để rồi cho ra đời những tác phẩm bất hủ?

Nhưng còn bao nhiêu cảnh đời tàn lụi, bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu con người sa vòng lao lý vì rượu?

Người miền Nam có câu: “Nhất xị khai thông trí hoá, nhị xị giải phá thần sầu…”

Thằng cháu yêu quý của bác ơi! Hôm nay bác thú nhận thật với cháu những điều nói với cháu uống bia rượu vì công việc thì chỉ đúng một phần rất nhỏ. Những dòng này để nói với cháu là bác đang tự xem lại mình. Bác sẽ vẫn uống, nhưng trước khi uống sẽ phải nghĩ mình uống với ai, để làm gì và uống bao nhiêu để không đánh mất mình. Để có thể viết tặng cháu một bài thơ hay viết những dòng blog mà còn có người tìm đọc.