Thứ Tư, 20 tháng 8, 2008

Một nén nhang viếng Anh

Mai là ngày giỗ anh (20.7 AL) rồi. 36 năm đã trôi qua, nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng bố mẹ và chúng em. Em ngồi viết những dòng này mà không biết mình nghĩ gì nữa. Không biết người ta có báo chính xác không, chỉ biết đồng đội của anh bảo năm ấy anh hy sinh sau rằm tháng Bẩy khoảng 4 – 5 hôm gì đó. Ngày 27/7 và ngày giỗ anh đồng đội vẫn đến thắp hương cho anh.

Em vẫn tin ở thế giới bên kia anh nhìn thấy tất cả. Anh vẫn đâu đó quanh đây, bên cạnh bố mẹ và chúng em. Khi giò lan của anh trổ hoa là lúc anh về báo tin mừng. Năm nay cả mấy giò lan của anh không có giò nào ra hoa cả. Bố đã yếu nhiều, chưa biết còn trụ được bao lâu. Có thể anh vẫn đang cố gắng phù hộ cho bố mẹ được ở thêm bên cạnh chúng em chứ bố mẹ trên tám, chín mươi rồi, biết lúc nào đây. Bao người cùng thời đã về với đất từ lâu.

Có thể nhiều người không tin có một thế giới khác, thế giới của linh hồn, nhưng em vẫn tin có nó, không phải đôi khi trong cuộc sống có những điều trùng lặp khó lí giải, hay những giấc mộng lạ kì gặp lại trong đời thực. Em vẫn nhớ rõ việc người bạn trẻ NTH ở trung tâm Marin cả tháng trời trục trặc không post được "Thư gửi người đã khuất" em viết cho anh lên trang web "Nhắn tìm đông đội", ngày H post lên được đúng vào ngày anh hy sinh (28/8 DL) để sau đó H viết một entry "Có hay không những chuyện tâm linh". Khoa học đôi khi cũng chưa giải thích được nhiều điều trong cuộc sống. Em tin mà không cần phải tìm hiểu xem tại sao mình tin.

Sau hôm xin phép bố mẹ đặt bát hương cho anh ở nhà mình, như sắp một nơi chốn cho anh nghỉ lại ở nhà em mỗi khi từ đơn vị trở về, buổi đêm em mơ đi làm về lên phòng tìm anh nói chuyện. Căn phòng nhỏ vắng vẻ. Không có anh. Cái giường vẫn còn vương hơi ấm như anh vừa ngủ dậy và chạy đi đâu đó. Chăn màn gấp gọn vuông vức như một khối thuốc nổ, cách gấp chăn của những người lính. Em tin anh đã về ở trong nhà em khi từ Quảng Trị về thăm lại quê hương, gia đình. Vợ em và các cháu cũng tin có bác trong nhà.

Tháng 7/2007 trước khi vào Quảng Trị thắp hương cho anh, em đã có một giấc mộng mà sau khi đi về em không biết lí giải thế nào.

Đêm đó em thấy mình vào QT tìm mộ anh, có người chỉ ở chỗ kia kìa, em đã ra đó, đang ngơ ngác tìm kiếm, chợt ngoảnh lại và thấy một doanh trại bộ đội ở gần ngay phía sau, có hai cậu lính trẻ măng đi ra và nói: “Chú ơi! Ở đây các bác, các chú ấy hy sinh nhiều lắm, tan nát hết cả. Đôi khi chúng cháu đào móng nhà, bể nước hay làm vườn cũng gặp hài cốt. Nếu còn nhiều thì đưa ra nghĩa trang, còn ít thì cũng đành để lại. Trong cái ụ đất đắp đằng kia có nhiều thứ của các chú ấy lắm”. Em nhào theo tay chỉ, lao vào bới cái ụ đất ấy. Bới đến mức các đầu ngón tay toé máu với hy vọng tìm được chút gì đó của anh nhưng chỉ thấy đây đó những chiếc dép đúc, cái bi đông bẹp rúm hay những mảnh vụn của những khẩu AK47, những mảnh vải Tô Châu, thứ vải may quân phục của các anh lem nhem máu và bùn đất…Đang bới trong tuyệt vọng bỗng có một bàn tay vỗ vào vai em. Ngoảnh lại. Trời ơi! Anh. Với gương mặt rất buồn, anh bảo em đừng cố tìm kiếm làm, gì tan nát hết rồi. Em giật mình mở mắt. Trong ánh sáng lờ mờ của căn phòng ngủ em vẫn nhìn rõ từng đồ vật, tủ, ti vi, và ánh sáng chỗ cửa ra cầu thang, anh đứng ngay đầu giường nhìn em. Không, không phải ở Quảng Trị, mà anh đứng đây, ngay trong căn phòng này…

Em đã vào Quảng Trị sau ngày ấy cùng với nỗi day dứt giấc mơ mang lại. Mấy anh em vào Bảo tàng Thành Cổ thắp hương cho các anh xong, theo lời đồng đội anh dặn nơi anh ngã xuống khoảng 1000m từ cây cầu sắt xuôi hạ lưu và cách mép sông khoảng 200m, chúng em đã ra khu vực ấy thắp hương và thả hoa xuống sông viếng. Lúc lên bờ ngồi uống nước, em quay mặt nhìn ra sông, bỗng nhiên có một cái gì đó làm em chợt quay phắt lại, và nhìn về phía sau: Một doanh trại bộ đội ngay sau lưng, bên kia đường với tấm biển nền đỏ chữ vàng và vọng gác, đúng lúc đó từ trong cổng bước ra hai người lính…Em run hết cả người, và trong giây phút ấy em biết anh nằm đâu đó ngay chỗ em ngồi, nhưng đã hoà tan trong đất…

35 lần giỗ anh, 36 năm rồi anh vẫn 18 tuổi. Xót xa, day dứt anh ơi. Không một nấm mộ, chẳng một chút gì còn lại trên cõi đời này. Anh cũng như bao người lính đã ngã xuống, dù có bao người cũng còn nấm mộ với dòng chữ LIỆT SỸ VÔ DANH nhưng mãi mãi là những điều mơ hồ. Em chợt nhớ câu thơ: “…Chết không còn tuổi đã đành/ Cái tên mẹ đặt cũng thành khói mây/ Biết hồn xanh cỏ xanh cây/ Vô danh vẫn cứ đắng cay lòng mình” ( Thơ NHQ)

Một nén nhang thắp cho anh, cầu cho linh hồn anh thanh thản…

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2008

Nhớ Anh


Bài thơ này viết đã 24 năm khi đang còn trên đất Czech, nhân ngày mất của anh. Ngày đó tôi vẫn nghĩ rằng anh cũng như những người lính khác có một nấm mộ mà đồng đội đắp cho. Nhưng sự thực…

Anh đã xa rồi bao nhiêu năm
Chẳng ai biết được chỗ anh nằm.
Ai vun nấm đất nơi anh nghỉ?
Nhắc nhở em dùm nơi anh đi.

Mười hai xuân rồi buổi tiễn anh,
Mang vội vã màu xanh áo lính
Ba lô mới đời không suy tính
Nhẹ nhàng đi theo tiếng gọi đời trai.

Anh ra đi xây đắp một ngày mai
Ngày đẹp nhất anh về trong chiến thắng.
Anh ra đi nhà thêm trống vắng
Mẹ già trông khi tàn nắng những buổi chiều

Lũ em anh dẫu thương nhớ anh nhiều
Vẫn chưa hiểu đời anh nhiều gian khổ.
Qua hết rồi thời bom rơi đạn nổ
Anh không về bố mẹ mất người con.

Còn lại đây mảnh giấy, dấu son
Cái bằng chứng nói rằng anh đã mất.
Ai hiểu nổi một điều rất thật
Anh không về lũ trẻ lại không tin.

Ở giữa ngàn cây anh lặng im
Mãi yên ngủ với kiếp đời xanh cỏ.
Anh không về như ngày nào đó
Qua nhà thăm trong binh phục bạc mầu.

Mẹ già thêm đau xót u sầu
Con trai mẹ còn đâu ngày trở lại.
Lũ em anh còn đang thơ dại
Vĩnh biệt anh mà ngơ ngác giữa đời.

Anh kính yêu ! Vậy đã mấy năm rồi
Anh nằm xuống mà chưa yên giấc ngủ?
Cuộc đời nghèo làm sao no đủ
Bố mẹ già phải gắng sức nuôi em.

Giữa đời bon chen lũ em còn thơ dại
Có vấp hoài khi vắng mất người anh?
Hãy ngủ yên anh cho cỏ xanh
Trên ngôi mộ nếu có người đắp hộ.

Ngủ đi anh! Trần ai không nợ
Bầy em anh vẫn trong sạch giữa đời.
Mẹ già anh đôi lúc nở cười
Khi hạnh phúc đến muộn màng gõ cửa.

(Czech – 1984)

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2008

Say

Cốc này thêm cốc nữa
Uống đi cho mình say
Cho mây sà xuống đất
Sao trời thấp thế này?
(Khổ thơ này có mượn ý thơ của thi sỹ Nguyễn Bùi Vợi )

Cốc này rồi cốc nữa
Hôm nay giống hôm qua
Tưởng thế nào hoá ra
Lại mấy thằng “bi tít”
(cách gọi vui chỉ đệ tử Lưu Linh)

Ồ thương thay con vịt
Bị chúng nó vặt lông
Om sấu và ninh măng
Vẫn còn cười há mỏ.

Này! Vốt ka chai nhỏ
Chén này rót chưa đầy.
Hôm nay rượu, thịt cầy,
Hấp, rồi và rựa mận.

Riềng tươi và húng, xả
Rồi rau ngổ, lá mơ
Trước một mâm cầy tơ
Ơ! TUẤT ăn thịt CHÓ

Cốc tao đây, mày đó
Trăm phần trăm dô nào.
Mình nói chuyện tầm phào,
Hay là bàn thế sự?

...........
( Ở đây có bỏ đi hai khổ thơ )
..........

Thôi kệ cha chúng nó
Trăm phần trăm đi nào.
Uống đi! Uống nhiều vào
Để quên đời quên hết.

Để mai kia có chết
Cũng thanh thản vô tư
Không như lũ vịt khờ
Bị vặt lông còn sướng.

Không như loài cầm thú
Đang ăn thịt lẫn nhau.
Ngẫm lại chỉ chúng đau
Chỉ riêng ta là… sướng.

Vùng biển kỉ niệm

Ra Đồ Sơn chẳng phải để tắm biển hay hóng gió, du lịch gì, chỉ là một việc không đi thì “kẹt”. Cái bãi biển này trong hai mươi năm nay cũng đã ra dăm bẩy lần chỉ khi có việc gì đó hoặc rỗi rãi bạn rủ thì đi chơi cho vui. Trong kí ức của mình thì biển Đồ Sơn có khá nhiều kỉ niệm. Đây là bãi biển mà lần đầu tiên trong đời mình đặt chân đến. Hơn 10 tuổi đầu được ra biển cùng với bạn, mình đã háo hức biết bao.

Cả tuổi thơ từ bé đến lúc ấy chỉ biết đến con sông Hồng đỏ nặng phù sa hay những ao hồ trước nhà hay ở quê nội. Cuộc sống của cả gia đình, cả đất nước (Miền Bắc) khi đó còn đói nghèo, người công nhân phải là lao động xuất sắc hay phải chờ vài năm mới được tiêu chuẩn ra đây nghỉ vài ngày thì một đứa trẻ như mình khi tự bỏ tiền gom góp được để ra đây cùng bạn đã là một cố gắng lớn

P1020514

Lần đầu đến với biển cái đầu óc trẻ thơ như mở ra trước mênh mông trời nước. Vẫn là bãi biển ấy, vẫn là nước biển đỏ quạch mầu phù sa do các con sông của hệ thống sông Hồng Và sông Thái Bình đổ ra, những con sóng đôi khi đem theo cả những đám lục bình, cùng với vỏ những quả dừa mà người ta ném xuống biển bị sóng đẩy ngược vào bờ. Vậy mà ngày ấy tôi đã mê mải tắm suốt ngày bất kể trưa nắng gay gắt.

Cũng nơi này đây khi thời sinh viên mấy đứa cả trai và gái rủ nhau đi ra đây chơi, mình đã nhận được sự chăm sóc ân cần của cô bạn cùng lớp khi buổi sáng ngủ dậy đã thấy một chậu nước máy mát rượi cùng khăn mặt, bàn chải đánh răng để sẵn ngay trên hiên nhà trước cửa phòng. Thời ấy người ta xây những cái nhà nghỉ hay khách sạn đâu đã có toilet riêng biệt khép kín như bây giờ. Khu nhà nghỉ của chúng tôi là những dãy nhà một tầng mái ngói, cách đó khá xa là khu nhà tắm, wc với cái bể nước xây to đùng, muốn đánh răng rửa mặt thì ra đó. Sự ý tứ chăm sóc của người bạn gái đã làm mình thích thú bao nhiêu thì sau này nghĩ lại mình cũng vô tâm chừng ấy khi không hề biết rằng ẩn chứa trong sự chăm sóc ân cần và dịu dàng ấy là một tình yêu lặng lẽ.


P1020717

Ngồi nghịch cậy những con hà bám trên các tảng đá mà chợt cười vu vơ khi nhớ về năm nào cô bạn học đi tắm bị hà cứa đứt chân, vết cứa thì nhỏ chỉ dớm máu thôi nhưng nước biển mặn làm cho thêm xót và cũng để làm nũng bạn cô ấy đã phụng phịu bỏ tắm ngồi một mình để ai bối rối.

Cũng bãi biển này đây khi mới trở về từ trời Âu, suốt mấy tiếng đồng hồ mình ngồi cùng người yêu cũ trên hiên nhà khách 21 nhìn ra biển thi thoảng mới nói với nhau một câu. Hai đứa rủ nhau ra đây chưa trọn một ngày trời chỉ để cho trọn một điều ao ước của thủa yêu nhau là cùng nhau đi biển. Vậy mà khi ai cũng đã có gia đình, có con mới thực hiện được ước ao đơn giản đó nhưng lúc đó ở bên nhau mà lòng ngập đầy những xót xa vì đã mất nhau.

Xa quê hương nhiều năm, khi trở về những người bạn gái xưa tất cả đã “yên bề gia thất”. Mình cũng chẳng ra đây để tắm biển nữa, những bãi biển Trà Cổ, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò hay những bãi biển xanh ngắt của miền Trung đã làm cho mình không một lần nào tắm lại nơi bãi biển đầy kỉ niệm này. Nhiều lần ra chơi trong lúc những đứa bạn đang mải mê tìm vui trong vòng tay của các “tiếp viên” thì mình ra bãi biển ngồi chỉ để trầm ngâm nhìn biển hay thả bước bên những hàng dừa nhìn những con sóng từ đâu đó ngoài khơi xa lắc như những kỉ niệm thân thương của một thời bồng bột từ sâu thẳm trong kí ức thi nhau tràn về đập vào tâm trí như những con sóng vỗ vào bờ đá tung bọt trắng xoá.


P1020512

Đêm Đồ Sơn, gió thổi nhẹ và không khí mang theo vị mằn mặn của nước biển cũng như vị tanh của hải sản. Trời nhiều mây và lặng gió, vầng trăng cố gắng ngoi ra khỏi đám mây xám như để chứng minh sự hiện diện của mình cho ai đó biết rằng nơi chốn này luôn có Nguyệt, Hoa. Ngồi trên bờ đá ở Bến Thốc nhìn ra biển, bên phải trong màn đêm vẫn có thể nhận ra chữ số 21 màu đỏ trên nóc nhà khách 21 (Nhà khách TW Đảng). Màn đêm như che giấu hay đồng loã với một điều gì đó trong cả quá khứ và hiện tại. Bây giờ đêm của Đồ Sơn hầu như chỉ còn là đêm của vui thú với hàng nghìn khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng với đầy rẫy các em đủ loại (rất nhiều em tuổi teen) nhiệt tình chiều khách.

Bến Thốc, cái địa danh quá quen thuộc. Đây là nơi trong những năm của thập kỉ 60 (thế kỉ 20) khi màn đêm buông xuống những con tầu không số đã nhận vũ khí, nguỵ trang thành những con tầu đánh cá không cờ, không số hiệu từ đây đi ra hải phận quốc tế và vào miền Nam theo một con đường trên biển mà sau này được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Điểm đến của con đường này là nhiều vùng biển phía Nam mà trong đó Vũng Rô là nơi ghi dấu nhiều huyền thoại. Trong chuyến đi Nha Trang lần trước mình đã qua Vũng Rô, tiếc rằng khi đó đã là buổi tối lên không chụp được bức ảnh nào về nơi ấy. Những năm cuối 70 đầu thập kỉ 80 cũng từ vùng biển này đêm đêm bao nhiêu con người từ các tỉnh châu thổ sông Hồng lén lút về đây lên những con thuyền đánh cá mỏng manh, bỏ lại sau lưng quê hương, gia đình, bạn bè… để ra đi tìm đến một bờ bến mới như bao nhiêu người dân Việt khác trên suốt dải đất này. Những n
gười ra đi đó được lịch sử gọi tên là thuyền nhân (boat people).


Buổi sáng trở dậy đi ăn sáng và sau đó ra bến thuyền đi ra đảo Hòn Dáu (hay Hòn Dấu vì ngay tại cầu tàu của đảo có hai tấm biển của hai cơ quan khác nhau, tấm bên phải đề Hòn Dáu, còn tấm bên trái đề Hòn Dấu. Thôi dùng đúng theo cách gọi của người dân ở đây) Nơi đó có ngọn hải đăng với cả một bề dầy lịch sử. Ngồi trên thuyền dù biển lặng nhưng con thuyền vẫn dập dềnh theo từng lớp sóng, trồi lên trụt xuống trong cái trạng thái như người say.Người chủ thuyền nói rằng hôm nay biển lặng, vậy mà chỉ gần nửa giờ thôi vẫn thấy mệt vì cảm giác tròng trành. Nhìn lại bờ trong sóng nước dập dềnh và chợt nghĩ những thuyền nhân dời bỏ quê hương ra đi khi nhìn lại dải đất quê hương qua mênh mông những con sóng họ đã nghĩ gì? Vào thời điểm ấy hầu hết họ ra đi về đêm, trong quá trình trốn chạy quê hương với nỗi sợ hãi mấy người dám quay đầu nhìn lại nơi chôn nhau cắt rốn. Bao nhiêu thuyền nhân trên cả đất nước này đã đến được những vùng đất mới, bao nhiêu người đã nằm lại trong lòng biển sâu làm mồi cho cá? Theo số liệu ước tính của Cao Uỷ LHQ cề người tị nạn (UNHCR) thì có khoảng gần một triệu người đã đến được các quốc gia khác và cũng khoảng vài trăm nghìn người đã nằm lại trong lòng đại dương mênh mông (số liệu người chết không thể thống kê chính xác).


P1020710

Nhiều năm sau những thuyền nhân đã ra đi ngày ấy khi đã ổn định cuộc sống trên xứ người họ đã nhớ lại những ngày tháng hãi hùng trong hành trình của mình và nhớ đến bao nhiêu đồng bào mình đã bỏ mạng trong hành trình ấy. Họ dựng lên các tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Đức, Mỹ. Úc, Canada… hay như những tượng đài trên chính các trại tị nạn tạm thời ở Galang (Indonexia) Bidon (Malaxia)… Có bao nhiêu người đã từng là thuyền nhân đã từng vượt qua sóng gió, bão biển, hải tặc…để rồi sau này họ lại là nhân vật chính của bộ phim Vượt Sóng (Journey from the Fall – Hành trình từ sự sụp đổ)? Họ là chứng nhân cho một trang sử đau thương của dân tộc này.


P1020711

Ngọn hải đăng này được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên biển sau đó nó không được sử dụng nữa và người ta bỏ hoang khi xây mới một ngọn hải đăng trên đảo hòn Dáu. Khi sắt thép phế liệu có giá những người dân quanh đây đã ra đây cắt, phá, nhặt nhạnh tất cả những gì có thể bán được và kết quả chỉ còn trơ lại một cái chân tròn xoe của ngọn đèn biển.

P1020729

Đây là ngọn hải đăng Hòn Dáu. Những năm cuối thập kỉ 60 đầu 70 Mỹ ném bom miền Bắc và phong toả cảng Hải Phòng ngọn đèn biển này đã bị đánh sập hoàn toàn, nhưng để cho tầu thuyền vẫn có thể định hướng và cập cảng biết bao nhiêu người công nhân đã bám tru trong các hầm ngầm trên đảo đêm đêm vẫn bật sáng lên ngọn đèn soi đường cho các con tầu cập cảng Việt Nam. Buồn thay những năm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 nó không chỉ soi đường cho những con thuyền cập cảng mà còn là mốc để bao nhiêu con thuyền đêm đêm ra đi và người trên thuyền nhìn lại ngọn hải đăng này chỉ với sự xót xa vì bỏ quê hương, đất nước.

P1020734

Ra cầu tàu để trở về đất liền mà lòng ngập tràn các kỉ niệm của hơn ba mươi năm ùa về.

Trên đường thiên lí 3 Nha Trang - Đà Lạt

Con đường từ Nha Trang lên Đà Lạt đang được cải tạo. Mất khoảng 30km đầu đường cũ và nhỏ chạy quanh co qua những làng xóm
IMG_2487

Đến khi lên đến vùng núi đá con đường được mở ra rộng và phẳng nhưng quanh co, uốn khúc. Dấu vết mở đường hãy còn mới, vách đá chưa kịp rêu phong.


IMG_2492

Chẳng mấy chốc đã đến độ cao 1000m so với mặt biển. Không khí bên ngoài chỉ dịu mát chứ không se lạnh. Nếu thả bước lãng du trên những nẻo đường như thế này…


IMG_2498

Con đường mới mở như nhỏ đi để bám vào vách đá cheo leo.


IMG_2495

Trên phần đất Khánh Hoà hầu hết chỉ là núi đá. Phía trước hiện ra một vách đá phẳng, dấu tích của nước mưa chảy trên đá để lại thành vệt, nhìn xa như có nước chảy.


IMG_2500

Sắp hết phần đất Khánh Hoà, con đường vẫn uốn lượn quanh co nhưng rừng đã dầy hơn.


IMG_2501

Độ cao thấp dần và cao nguyên Lâm đồng đã trải rộng mênh mông phía trước. Những rừng thông với mầu xanh non tươi mát cứ mở ra mãi. Tôi thấy lòng mình như nhẹ đi. Bất chợt một ý nghĩ hiện đến trong đầu: Giá mình được làm cơn gió lang thang qua những vách đá hoang sơ, hay làm áng mây hờ hững trôi trên những cánh rừng, quên đi những thành phố xô bồ, ồn ào và bụi bặm


IMG_2506

Đã vào đến địa phận thành phố Đà Lạt qua vài con đường nhỏ mà hai bên toàn những khu vườn được bao bằng nylon trắng trồng hoa hoặc rau, bất chợt hồ Xuân hương đã hiện ra trước mặt,. Khoảng không gian và hồ nước trong xanh đã làm cho bao mỏi mệt của mấy trăm cây số đường biến mất, lòng thư thái trở lại và thấy thích thú thành phố này khi lần đầu đặt chân đến.


3

Về khách sạn và nghỉ ngơi rồi ăn trưa, thực đơn có rất nhiều rau và quả thật ai cũng ngon miệng vì rau ở đât thật tuyệt vời. Khách sạn nằm trên triền dốc và trông sang một cái quán được xây dựng theo một phong cách của một ngôi nhà vùng nông thôn nước Pháp, có cánh quạt của cối xay gió. Quán có tên là Moulin Rouse nằm kề bên Saigon- Đalat hotel.


IMG_2512

Nghỉ ngơi một lát và điểm đầu tiên đi thăm là thác Cam Ly. Vé vào cửa 5000VND, vừa đi xuống chụp bức ảnh chữ Camly được làm phía bên kia sườn đồi đã thấy một mùi khăn khẳn khó chịu bốc lên.


IMG_2515

Đến gần bên suối có mấy con ngựa đứng nhởn nhơ chờ du khách có nhu cầu thuê ngựa cưỡi để chụp ảnh. Mấy chàng trai trông giữ ăn mặc như những chàng cao bồi miền tây nước Mỹ nhưng lại pha chút gì đó của thổ dân da đỏ.


IMG_2521

Lại gần chụp ảnh thác, không thể chịu nổi cái thứ mùi khăn khẳn ấy nữa vì nó càng nồng nặc. Trông nước trong ảnh trăng trắng thế thôi chứ thực tế nó vàng nhờ nhờ và bốc mùi không chịu nổi. Đó chính là nước cống thành phố. Xuống phía dưới khi phẳng lặng nó tạo lên những váng bọt còn dầy hơn bọt xà phòng.


IMG_2526

Vội vã rời khỏi thác, bỏ lại ở chân Camly quá nửa cảm tình với thành phố này lúc đầu, cũng may khi đi qua các con phố Quang Trung hay Hoàng Văn Thụ thấy những hàng thông, những ngôi biệt thự nằm trong yên ắng cảm giác khó chịu ấy cũng vơi đi phần nào.


IMG_2535

Vườn hoa thành phá»
‘., tá»± nhiên có cảm giác sẽ thất vọng khi nhìn cái cổng chào được lắp dá»±ng bằng cây cảnh và hoa xÆ¡ xác quá. Hình nhÆ° khá lâu chúng chÆ°a được chăm sóc. Vé vào cá»­a cÅ©ng 5000.


IMG_2537

Toàn cảnh vườn hoa với đài phun nước và đường dạo hai bên. Công viên chiều Đà Lạt trong một chiều mây xám đang đùn lên từ phía Tây.


IMG_2540

Cái giàn này chắc được để treo phong lan, nhưng chẳng thấy một giò phong lan nào mà toàn những chậu nhựa trồng một loại cây gì đó trông như những quả thông xanh. Thực tế là cũng có hoa ở những khu đất trong công viên, chúng được trồng thành bãi. Một ít Cẩm tú cầu, Mimoza hay Forget me not...


IMG_2548

Chụp một bông hồng trong dăm ba bông của khu vườn hồng xơ xác,. Bông hoa gợi nhớ những kỉ niệm gì?


Một đêm nào đó trong ngày xa xưa khi 18 tuổi đã nhảy vào vườn hồng trước cửa Lăng Bác hái trộm một bông hồng đỏ tặng người yêu mà bất kể hậu quả khi người ta bắt được ra sao.

Một ngày nào vài năm sau đó trên đất nước Trung Âu xa xôi lang thang trong công viên nhìn những bông hồng như thế này mà lòng đắng cay chua chát khi vừa đọc thư nhà mà biết rằng người yêu mình trong mối tình đầu đời (cũng mang tên loài hoa này) nơi quê nhà đã “lỡ bước sang ngang”.

IMG_2528

Qua Hồ Than Thở, muốn biết xem cái không gian của những người thất tình nó ra sao. Ngay cửa người ta đặt ngay một tảng đá được làm thành tấm biển: Di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh Hồ Than Thở Công ty TNHH Thuỳ Dương. À hoá ra là cái công ty ấy nó đấu thầu quản lý kinh doanh cái di tích ấy rồi. Bán vé, thu tiền và để người ta không nhầm cái hồ Than Thở ấy với cái ao nào đó nên phải dựng biển để biết và xác lập chủ quyền. Trông mấy con nai giả đứng cạnh cổng mà buồn cười.

IMG_2529

Một ngôi nhà có vẻ cũ kĩ rêu phong trong thưa thớt một khỏang rừng thông

IMG_2534

Nhưng chỉ một khoảng rừng thông ít ỏi đó thôi, phía sau đó đã lộ ra cả một triền đồi được bao bọc bằng vô vàn những nhà nylon trắng xoá để trồng hoa hay trồng rau. Một khoảng nước con con còn xót lại để vẫn được gọi là hồ.

IMG_2559

Dinh Bảo Đại hay dưới thời Ngô Đình Diệm nó còn được gọi là “Biệt điện Lệ Xuân”. Vé vào cửa 8000VND. Ở Đà Lạt có vẻ sẵn ngựa, trong khuôn viên khu dinh này cũng có ngựa cho thuê cưỡi để chụp ảnh.

IMG_2557

Trên đường trở lại khi đi qua nhà thờ thành phố, một đồng nghiệp nữ của tôi (theo đạo Thiên Chúa) nhờ chụp cho hai mẹ con cô ấy bức ảnh trước cổng nhà thờ. Tôi dừng lại. Đây là toà giáo đường của câu hát: “…Quỳ bên em trong góc giáo đường, tiếng kinh cầu đẹp mộng yêu đương…”

IMG_2555_edited

Chiêù Đà Lạt bỗng trở gió, mây kéo về và trời sẫm dần. Bên hồ Xuân Hương hàng trăm con diều đủ mầu sắc bay cao trên bầu trời. Nhìn chúng tôi chợt nhớ đến một câu nói của Winston Churchil: “Chính vì ngược gió, chứ không phải theo chiều gió mà những con diều bay lên cao”.

IMG_2565

Bá»—ng dÆ°ng thấy buồn, ngồi uống café trong khách sạn nhìn ra con dốc quanh co và chợt nhá»› đến câu hát: “Đường quanh co quyện gốc thông già, chiều Ä‘an tay nghe nắng chan hoà…”. Bây giờ Đà Lạt càng ngày càng mất dần sÆ°Æ¡ng mù, vẫn còn những con phố, những hàng thông nhÆ°ng hình nhÆ° nó Ä‘ang mất dần Ä‘i cái gì đó mà vì nó mà những nhạc sỹ trong hai thập ká»· 60, 70 đã nảy sinh biết bao cảm hứng để sáng tác cho đời những ca khúc sống mãi vá»›i thời gian. Từ dÆ°á»›i chân dốc Ä‘i lên có hai cô gái Đà Lạt xinh đẹp tay cầm bó hoa hồng vàng, cố đợi đến gần để có thể chụp được bức ảnh cả khuôn mặt. Khi thấy tôi giÆ¡ máy hai cô gái bất ngờ quay mặt và bÆ°á»›c nhanh qua đường. Vậy là trong bức ảnh cÅ©ng nhÆ° trong tôi chẳng có bóng hình má»™t cô gái xinh đẹp nào của thành phố Tình YÃ
ªu.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

Lời gọi Bác

15h30 04/8/2008 đang tà tà chạy xe trên đường Nguyễn Thái Học thì thấy phía bên ngoài một đầu xe ba bánh (loại tự chế từ xe hai bánh) đang vượt lên, nhìn ngang biết ngay là xe của mấy anh thương binh bởi kiểu cách không lẫn vào đâu được và bao giờ nó cũng có một cái huy hiệu thương binh và con số 27-7. Hơi lán vào phía trong cho chiếc xe ấy vượt lên, lòng thầm nghĩ từ trước tới giờ có tương đối nhiều những chiếc xe như thế này chở hàng hoá và đôi khi chở cả người và chạy hơi ngang tàng lên tránh gọn vào là tốt.

Chủ nhân của những chiếc xe đa phần là những thương binh (tất nhiên cũng có trường hợp mạo nhận). Nhiều người lính bị thương trở về sau cuộc chiến, không có nghề nghiệp và không đủ thời gian đi học một cái nghề gì đó đã phải lao ngay vào công cuộc mưu sinh, khi có thể họ đã sắm chiếc xe như thế này để chở hàng thuê kiếm sống. Trên gương mặt các anh có nét gì đó na ná giống nhau, một chút phong sương, một chút lạnh lùng và đôi lúc bất cần… Đôi khi các anh có phạm luật CSGT cũng phải giả vờ làm ngơ vì đã nhiều vụ những người lính “nộ khí xung thiên” khi CSGT phạt họ hay giữ xe.

Tôi quen biết và chơi với các anh nhiều nên hiểu họ, hiểu tại sao họ bất cần đời, nhiều khi nghe chuyện vật lộn mưu sinh của các anh sau khi “giã từ vũ khí” mới thấy buồn và cảm thông với những người cựu binh ấy. Khi có chủ trương cấm xe ba bánh tự chế tôi đã nghĩ ngay tới họ. Các anh sẽ làm gì khi cơ hội kiếm sống bằng chiếc xe ấy đang dần khép lại?

Image006

Chiếc xe vượt lên và tôi nhìn theo. Phía sau lưng người lái có tấm biển đỏ với những dòng chữ gì đó mà xe chạy đã cách xa nên không còn đọc được. Tôi tăng ga đuổi theo và khi đã đọc được tấm biển ấy tôi chạy chậm lại và lòng bỗng trào lên một nỗi xót xa và day dứt.

Những anh bộ đội cụ Hồ cái tên thân yêu mà nhân dân Việt Nam đã đặt cho các anh, những người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…” theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác: “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập”. Các anh đã mang trong tim mình hình ảnh và lời kêu gọi của Bác vào trận chiến và luôn gọi Bác, hứa với Bác vượt qua những ngày tháng gian lao để giành chiến thắng. Hình ảnh Bác là điểm tựa tinh thần cho các anh trong gian nguy. Người chiến sỹ Lê Duy Ứng khi bị thương đã lấy máu mình vẽ chân dung Bác hay người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước lúc bị quân thù hành hình đã hô vang tên Bác “Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần”.

Image003

Trên tấm biển treo trên xe cũng là lời gọi Bác. Không, có lẽ không phải, ở đây hình như nó không phải là lời gọi mà là lời tâm sự hay một lời than thở:

BÁC ƠI! CÒN GIAN KHỔ HƠN LEO TRƯỜNG SƠN ĐI ĐÁNH MỸ

TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG (BÀ RỊA 2h NGÀY 27 – 4 –1975)

D61-F3-QK5 TAM QUAN- BÌNH ĐỊNH 0918501911

(Chữ ƠI trong tấm biển này đã bị bong ra, nhưng khi nhìn kĩ vẫn đọc được vì nó để lại vết trên nền biển)

Tôi cứ băn khoăn: Trận chiến cuối cùng hay cái gì trong cuộc sống hiện tại đã làm người cựu binh này thấy gian khổ hơn những ngày leo Trường Sơn đi đánh Mỹ? Vì sao anh phải viết khẩu hiệu này trên chiếc xe của mình?