Entry về SaPa vừa rồi nhận được vài comment của bạn bè thắc mắc sao lại thiếu vắng nhà thờ, sương mù, thiếu ảnh của chủ nhân blog...Đây là điều rất tế nhị vì chủ nhân blog đã viết SaPa có quá nhiều kỉ niệm Vui Buồn. nhưng Buồn nhiều hơn Vui, chính vì vậy không muốn chụp lại những bức ảnh ở những địa điểm mà mỗi khi nhìn lại những kỉ niệm buồn lại ùa về...Nhưng đôi khi người ta vẫn phải nhìn lại, nhớ về những nỗi buồn dù có làm lòng mình quặn đau.
Những bức ảnh này chụp ở SaPa 4 năm trước đây...
Thác Bạc. Một địa danh nổi tiếng của SaPa
Nhà thờ trung tâm thị trấn, nơi trước đây mỗi tối thứ Bẩy, Chủ Nhật thường diễn ra phiên chợ tình của đồng bào người Mông. bây giờ chợ tình đã khác xưa, nó không còn đúng như thủa ban đầu, vẫn có mấy chàng trai Mông thổi kèn, nhưng mấy cô gái Mông nói tiếng Anh tương đối tốt chỉ chào bán đồ thổ cẩm cho khách du lịch chứ không mơ mộng theo nhịp kèn tìm bạn trai như thủa xưa... Hình người trong ảnh là chủ nhân blog này. Ai còn thắc mắc chưa biết thì bây giờ "dòm" cho kĩ cái bản mặt "Chí Phèo" nhé...
"Chí Phèo" đi chơi chợ mua đồ thổ cẩm...
"Chí Phèo" bên Thác Bạc, lúc này nhiệt độ tại đây là 5*C
"Chí Phèo" vênh mặt chụp ảnh ở sân nhà thờ
.
Một bức ảnh mà mỗi khi nhìn lại lòng quặn đau, người bạn trong ảnh chụp cùng với mấy đứa trẻ người Mông giờ đã mãi mãi về cõi vĩnh hằng...
Entry này để nhớ về những kỉ niệm. nhớ về người bạn giờ đã chỉ còn trong kí ức, cũng như gửi tặng tất cả những người bạn đã comment ở entry trước, những người chưa có dịp đến SaPa, một trong hai khu du lịch ở Việt Nam có thể được chứng kiến băng tuyết, tại đây bạn có thể sống trong nhiệt độ âm vào mùa đông. Tôi mong muốn các bạn có điều kiện hãy đến nơi này. Bản thân tôi lên đây nhiều lần, nhưng có một lời khuyên: Các bạn hãy đến đó khi thời tiết lạnh nhất, bởi sẽ có cơ hội được chứng kiến băng tuyết. Nếu không được bạn hãy đi vào sau tết âm lịch (đầu Xuân) khi đó bạn sẽ thấy Hoa Đào SaPa trên đỉnh Hàm Rồng đẹp như thế nào.
Lưu ý: Rau ôn đới ở đây nhiều và rất ngon. Nếu định ăn thịt gà bạn hãy đặt nhà hàng món gà xương đen của người Mông, thịt lợn ở đây ngon. gọi là Lợn cắp nách (Con lợn chỉ hơn 10kg, có thể cắp gọn vào nách mang từ nhà ra chợ). Ngoài ra là các món ăn từ cá Hồi tươi (giống cá được mang từ nước ngoài về nuôi này chỉ sống trong nước lạnh & luôn chảy như nước suối)...Các bạn nhớ mang theo rượu Vodka hảo hạng để nhậu nhé.
Chúc các bạn mau chóng thu xếp thời gian để đến với SaPa....Tận hưởng một kì nghỉ đông tuyệt vời.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
Sa Pa - Lào Cai qua những bức ảnh
Thứ Sáu (O7/9/2012) lên đường đi Lào Cai vì có chút việc. Sáng Thứ Bẩy xong việc, mấy anh em đề xuất lên SaPa chơi. Đang buồn & mệt mỏi, chẳng muốn giam mình trong thành phố nữa nên đồng ý luôn.
SaPa trong mình với bao kỉ niệm vui buồn, thị trấn này ngày càng biến đổi theo thời gian & cơ chế thị trường. Lần đầu đến đây nó vẫn còn gần như nguyên vẹn từ khi người Pháp để lại sau 1954. Cùng với thời gian & sự phát triển của ngành du lịch trong cơ chế thi trường SaPa đã thay đổi quá nhiều. Bây giờ SaPa sầm uất & đông vui nhưng cũng vì thế nó mất đi vẻ thanh bình, thơ mộng...SaPa đang trở thành một...Phố Chợ.
Một chút buồn & nuối tiếc trong lòng...
Chập trùng mây núi
Những hàng thông ven đường
Trung tâm thị trấn
Những sắc mầu hoa SaPa tô điểm cho thị trấn với hàng loạt khách sạn in bóng xuống mặt hồ
Hoa dại ven đường
Cánh đồng hoa trong Thung lũng Hoa Hồng
Một ngôi biệt thự lẻ loi trong khu trồng hoa
Trời đang về chiều
Khách sạn không có máy lạnh, chỉ có lò sưởi, nhưng hôm nay chưa cần vì nhiệt độ ngoài trời chiều nay chỉ 19*C. Đêm sẽ lạnh hơn một chút
Những hàng thông ven đường trong sương
Bồng bềnh sương trắng
Sương mù bắt đầu buông trong thị trấn...
Phố xá bắt đầu chìm trong sương chiều
Từ ban công khách sạn khi nãy còn nhìn toàn cảnh thị trấn, chỉ sau 20' bây giờ chỉ còn là sương mờ. Đi ăn tối và ngắm mọi người chơi phố, người áo cộc tay, người khác áo bludong, áo khoác đủ kiểu...
Đã quá quen thuộc nơi này hơn nữa vừa mệt vừa buồn không đi chơi với mọi người nữa nên mình quay về khách sạn ngủ để xóa đi những ý nghĩ bộn bề trong đầu...
Sáng trên đường trở về ngồi uống cafe ngắm phố núi xem người dân tộc đi chợ
Những người phụ nữ dân tộc đang trao đổi điều gì đó với nhau...
Họ địu theo những đứa trẻ ngủ gà gật trên lưng...không rõ họ phải đi bộ mất bao lâu để đến được phố núi này để bán mấy thứ sản phẩm đơn sơ do họ làm ra trong cả một thời gian dài...trong khi lúc này là 8h sáng.
Một ít bắp ngô, mấy quả dưa chuột già, mớ vỏ cây...
Ba người phụ nữ với vẻn vẹn mấy quả bí ngô...Hai người phụ nữ được chồng chở bằng xe máy xuống chợ, vẫn đội nguyên mũ bảo hiểm trên đầu suốt thời gian ở chợ. Họ ăn mặc hơi khác một chút, mình phì cười khi thấy một người bên ngoài mặc váy nhưng bên trong lại là...một cái quần Jean mầu da bò và cái áo na ná như veston...
Hay mớ đậu đũa mà sau khi bán xong họ có độ 1 - 2 chục ngìn...
Lẻ loi bên đường với mấy củ khoai...
Những người Kinh xúm vào mua rất nhanh mớ Đậu Đũa của một người dân tộc, chắc loại thực phẩm này rất sạch vì không sử dụng hóa chất
Những người phụ nữ đã bán xong mớ sản phẩm của mình, họ đang chờ nhau để trở về.
Nhìn họ mình tự hỏi: Họ phải mất bao lâu để làm ra được những sản phẩm ấy, thu nhập ít ỏi từ việc bán những thứ đó họ sẽ mua gì từ cái phố chợ này để mang về cho gia đình...? Nếu so sánh giữa họ với một bộ phận người thành phố thì khoảng cách thu nhập thật là...xa vời vợi. Đi chơi mà một đêm ngủ trả 600 ngàn, ăn bữa cơm mấy người mà riêng tiền rượu đã vài triệu...
Chúng ta cứ nói về sự cố gắng thu hẹp khoảng cách Giầu Nghèo, khoảng cách giữa miền xuôi, miền núi, vùng sâu vùng xa
...Nhưng nếu cứ như thế này hình như khoảng cách ấy ngày càng cách xa thêm...
SaPa trong mình với bao kỉ niệm vui buồn, thị trấn này ngày càng biến đổi theo thời gian & cơ chế thị trường. Lần đầu đến đây nó vẫn còn gần như nguyên vẹn từ khi người Pháp để lại sau 1954. Cùng với thời gian & sự phát triển của ngành du lịch trong cơ chế thi trường SaPa đã thay đổi quá nhiều. Bây giờ SaPa sầm uất & đông vui nhưng cũng vì thế nó mất đi vẻ thanh bình, thơ mộng...SaPa đang trở thành một...Phố Chợ.
Một chút buồn & nuối tiếc trong lòng...
Chập trùng mây núi
Những hàng thông ven đường
Trung tâm thị trấn
Những sắc mầu hoa SaPa tô điểm cho thị trấn với hàng loạt khách sạn in bóng xuống mặt hồ
Hoa dại ven đường
Cánh đồng hoa trong Thung lũng Hoa Hồng
Một ngôi biệt thự lẻ loi trong khu trồng hoa
Trời đang về chiều
Khách sạn không có máy lạnh, chỉ có lò sưởi, nhưng hôm nay chưa cần vì nhiệt độ ngoài trời chiều nay chỉ 19*C. Đêm sẽ lạnh hơn một chút
Những hàng thông ven đường trong sương
Bồng bềnh sương trắng
Sương mù bắt đầu buông trong thị trấn...
Phố xá bắt đầu chìm trong sương chiều
Từ ban công khách sạn khi nãy còn nhìn toàn cảnh thị trấn, chỉ sau 20' bây giờ chỉ còn là sương mờ. Đi ăn tối và ngắm mọi người chơi phố, người áo cộc tay, người khác áo bludong, áo khoác đủ kiểu...
Đã quá quen thuộc nơi này hơn nữa vừa mệt vừa buồn không đi chơi với mọi người nữa nên mình quay về khách sạn ngủ để xóa đi những ý nghĩ bộn bề trong đầu...
Sáng trên đường trở về ngồi uống cafe ngắm phố núi xem người dân tộc đi chợ
Những người phụ nữ dân tộc đang trao đổi điều gì đó với nhau...
Họ địu theo những đứa trẻ ngủ gà gật trên lưng...không rõ họ phải đi bộ mất bao lâu để đến được phố núi này để bán mấy thứ sản phẩm đơn sơ do họ làm ra trong cả một thời gian dài...trong khi lúc này là 8h sáng.
Một ít bắp ngô, mấy quả dưa chuột già, mớ vỏ cây...
Ba người phụ nữ với vẻn vẹn mấy quả bí ngô...Hai người phụ nữ được chồng chở bằng xe máy xuống chợ, vẫn đội nguyên mũ bảo hiểm trên đầu suốt thời gian ở chợ. Họ ăn mặc hơi khác một chút, mình phì cười khi thấy một người bên ngoài mặc váy nhưng bên trong lại là...một cái quần Jean mầu da bò và cái áo na ná như veston...
Hay mớ đậu đũa mà sau khi bán xong họ có độ 1 - 2 chục ngìn...
Lẻ loi bên đường với mấy củ khoai...
Những người Kinh xúm vào mua rất nhanh mớ Đậu Đũa của một người dân tộc, chắc loại thực phẩm này rất sạch vì không sử dụng hóa chất
Những người phụ nữ đã bán xong mớ sản phẩm của mình, họ đang chờ nhau để trở về.
Nhìn họ mình tự hỏi: Họ phải mất bao lâu để làm ra được những sản phẩm ấy, thu nhập ít ỏi từ việc bán những thứ đó họ sẽ mua gì từ cái phố chợ này để mang về cho gia đình...? Nếu so sánh giữa họ với một bộ phận người thành phố thì khoảng cách thu nhập thật là...xa vời vợi. Đi chơi mà một đêm ngủ trả 600 ngàn, ăn bữa cơm mấy người mà riêng tiền rượu đã vài triệu...
Chúng ta cứ nói về sự cố gắng thu hẹp khoảng cách Giầu Nghèo, khoảng cách giữa miền xuôi, miền núi, vùng sâu vùng xa
...Nhưng nếu cứ như thế này hình như khoảng cách ấy ngày càng cách xa thêm...
Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012
Một ngày nơi xứ Đoài (Sơn Tây)
Hôm nay vẫn là ngày được nghỉ. Dù phải trực theo lịch nhưng để xả stress nên mình đi Sơn Tây với mấy anh em. Dặn văn phòng có việc gì thì gọi điện và 9h30 lên đường.
46 km từ trung tâm Hà Nội lên đến thị xã Sơn Tây (đã từng có một thời gian được gọi là thành phố khi Hà Tây chưa sát nhập với Hà Nội).
Đường 32. Con đường đưa tôi đến Sơn Tây ngày hôm nay cũng là trở lại với vùng đất tôi đã sống một thời gian khi ở trong quân ngũ. Nhìn cảnh vật xưa mà nhớ lại một thời...
Sơn Tây, vùng đất được nhắc đến nhiều với các di tích như: Làng cổ Đường Lâm vùng đất hai vua, Thành cổ Sơn Tây, đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương). đền thờ Ngô Quyền, chùa Mía...
Trong lịch sử cận đại, người Sơn Tây tự hào về Phùng Hưng, Ngô Quyền, Giang Văn Minh...còn trong lịch sử hiện đại họ tự hào về nhà thơ Quang Dũng, về tướng Nguyễn Cao Kỳ (quân lực VNCH)...
Văn học Việt Nam từ xa xưa đến nay có nhiều những câu ca dao, bài thơ về người con gái Sơn Tây có thể thô mộc như bài ca dao:
"Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần/ Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo..."
hay lãng mạn như trong thơ Quang Dũng:
"Mắt em dìu dịu trời Tây Phương/ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng quá..."
Trong vài năm gần đây hẳn nhiều người rất thích bài hát "Quê Nhà" của nhạc sỹ Trần Tiến:
"Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng..."
Tất cả những điều trên làm cho Sơn Tây được nhiều người đến thăm trong những ngày Thứ Bẩy, Chủ Nhật hay dịp nghỉ lễ.
Cổng làng Mông Phụ
Đầm sen cạnh cổng làng cuối thu với những lá sen đang tàn
Đình làng Mông Phụ
Một chậu hoa trong sân ngôi nhà cổ
Một ngôi nhà cổ còn sót lại với lịch sử mấy trăm năm
Chùa Mía với tháp Cửu Trùng
Cổng chùa
Sân chùa vắng lặng
Đền thờ Ngô Quyền
Một cổng của Thành cổ Sơn Tây còn sót lại (Thành được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3- 1822) còn các công trình khác trong thành đã bị phá hủy năm 1947. Hiện một số công trình đã được xây dựng lại theo nguyên trạng.
Hồ nước trong thành
Kì đài
Cổng & Điện Kính Thiên
Không gian thanh bình trong thành cổ làm lòng mình dịu lại những buồn bực. Một ngày thanh thản trong hàng chuỗi những ngày mệt mỏi, căng thẳng cũng nhanh chóng trôi qua. Ngày mai lại bộn bề công việc.
46 km từ trung tâm Hà Nội lên đến thị xã Sơn Tây (đã từng có một thời gian được gọi là thành phố khi Hà Tây chưa sát nhập với Hà Nội).
Đường 32. Con đường đưa tôi đến Sơn Tây ngày hôm nay cũng là trở lại với vùng đất tôi đã sống một thời gian khi ở trong quân ngũ. Nhìn cảnh vật xưa mà nhớ lại một thời...
Sơn Tây, vùng đất được nhắc đến nhiều với các di tích như: Làng cổ Đường Lâm vùng đất hai vua, Thành cổ Sơn Tây, đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương). đền thờ Ngô Quyền, chùa Mía...
Trong lịch sử cận đại, người Sơn Tây tự hào về Phùng Hưng, Ngô Quyền, Giang Văn Minh...còn trong lịch sử hiện đại họ tự hào về nhà thơ Quang Dũng, về tướng Nguyễn Cao Kỳ (quân lực VNCH)...
Văn học Việt Nam từ xa xưa đến nay có nhiều những câu ca dao, bài thơ về người con gái Sơn Tây có thể thô mộc như bài ca dao:
"Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần/ Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo..."
hay lãng mạn như trong thơ Quang Dũng:
"Mắt em dìu dịu trời Tây Phương/ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng quá..."
Trong vài năm gần đây hẳn nhiều người rất thích bài hát "Quê Nhà" của nhạc sỹ Trần Tiến:
"Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng..."
Tất cả những điều trên làm cho Sơn Tây được nhiều người đến thăm trong những ngày Thứ Bẩy, Chủ Nhật hay dịp nghỉ lễ.
Cổng làng Mông Phụ
Đầm sen cạnh cổng làng cuối thu với những lá sen đang tàn
Đình làng Mông Phụ
Một chậu hoa trong sân ngôi nhà cổ
Chùa Mía với tháp Cửu Trùng
Cổng chùa
Sân chùa vắng lặng
Đền thờ Ngô Quyền
Một cổng của Thành cổ Sơn Tây còn sót lại (Thành được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3- 1822) còn các công trình khác trong thành đã bị phá hủy năm 1947. Hiện một số công trình đã được xây dựng lại theo nguyên trạng.
Hồ nước trong thành
Kì đài
Cổng & Điện Kính Thiên
Không gian thanh bình trong thành cổ làm lòng mình dịu lại những buồn bực. Một ngày thanh thản trong hàng chuỗi những ngày mệt mỏi, căng thẳng cũng nhanh chóng trôi qua. Ngày mai lại bộn bề công việc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)