20:34 3 thg 6 2012
Entry
dành tặng vong linh anh trai, những người thân, bạn hữu, tặng em người đã coi
anh trai tôi như anh mình và dù không có mặt nhưng đã theo tôi suốt cả hành trình.
Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 mình lại đi Quảng Trị để thắp nén nhang cho Anh cùng đồng đội của Anh, những người lính đã nằm lại trên mảnh đất QT. đầu tháng 4 đồng đội của Anh gọi điện bảo nếu có thể thu xếp thời gian thì đi dịp 30/4 cùng các anh. Do công việc đang bận, đồng thời biết năm nay UBND Quận sẽ tổ chức cho các lãnh đạo Quận và Phường đi viếng Nghĩa Trang Trường Sơn, Nghĩa Trang Đường 9 và Thành Cổ QT vào tháng 5 nên mình quyết định sẽ lùi lại để đi cùng UB Quận, như vậy “Vẹn cả đôi đường”.
Chiều
thứ Ba (29/5) ra tầu, lần đi này được sắp xếp theo tour, đi xe lửa vào Đồng
Hới, nghỉ ở khách sạn rồi từ đó đi các nơi bằng ôtô. Do đã thống nhất với nhau
từ trước nên 6 anh em được xếp chung 1 buồng trên toa, tổ chức một mâm tá tả 4
chân thì có 2 đứa bên ngoài “châm tửu”. Ai mệt hay ra ngoài là có người thay.
Đi tàu suốt đêm như vậy mới vui, chứ ngồi không cũng chán mà có phải ai cũng
ngủ được đâu.
Sáng
thứ Tư (30/5), tầu đến Đồng Hới, xe chở về khách sạn Sài Gòn Quảng Bình, khách
sạn nằm bên bờ dòng sông Nhật Lệ, tên sông có nghĩa “Nước Mắt Của Trời” hay
“Nước Mắt Của Ngày” chẳng biết nhưng dòng sông rất đẹp. Là khách sạn 4 sao
nên mọi tiện nghi rất đầy đủ, hoa tươi và hoa quả trong phòng được thay mỗi
ngày, chẳng thiếu thứ gì, có lẽ thứ thiếu thì lại ở ngoài HN mất rồi. Ăn
buffetl ở sảnh xong, cất đồ đạc lên phòng, đi tắm rồi lại tập trung làm một hội
tá lả hay nằm nghỉ để rồi 11h lại đi ăn trưa. Buổi chiều mỗi người mỗi việc,
nhưng đã vào đây nhiều lần nên mình chẳng đi đâu cả, trời u ám và sắp có dấu
hiệu mưa to, qua điện thoại biết HN mưa suốt cả đêm thứ Ba và sang cả ngày thứ
Tư. Cuối cùng cũng hết một ngày.
Sáng
thứ Năm (31/5), ăn sáng từ sớm để lên đường đi NT Trường Sơn, NT Đường 9 và
Thành Cổ Quảng Trị. Rời Đồng Hới xe chạy lên đường HCM rồi vào NTTS. Do ảnh
hưởng của một phần không khí mát của miền Bắc vừa vào đến miền Trung nên thời
tiết tương đối dễ chịu. nắng nhẹ và không hề nóng bức. Xe chạy giữa bạt ngàn
cây rừng với mầu xanh ngút ngát, sau hơn một giờ đã đến NTTS.
Do
sơ xuất của mấy tourguide và người làm công tác chuẩn bị của đoàn nên khi vào
NT đã đi thẳng lên khu tượng đài chính mà không qua khu khánh tiết nơi thờ Chủ
Tịch HCM. Việc đã lỡ nên mọi người làm lễ trên tượng đài trước. Tất cả xếp hàng
trang nghiêm, nghe cán bộ BQL NT giới thiệu đoàn và đọc lời viếng. Hồi chuông 9
tiếng vang lên vừa trang nghiêm vừa linh thiêng giữa đại ngàn Trường Sơn. Những
câu thơ của Giáo Sư Vũ Khiêu làm ứa nước mắt gần trăm con người đang thành kính
cúi đầu trước vong linh hơn 10 nghìn liệt sỹ đang yên nghỉ nơi đây: “Bát ngát
Trường Sơn hồn liệt sỹ/ Dạt dào Đông Hải khí anh linh/ Ba hồi chuông vọng vang
tâm trí/ Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình”
Xe
chạy về NT Đường 9, nơi này đang trong quá trình cải tạo lại nên bộn bề, ngổn
ngang vật liệu xây dựng. Mọi người xếp hàng thành kính cúi đầu trong khi
trời đã gần bước sang trưa, nắng đã chói chang. Cái nắng ghê người của miền
Trung đã được biết bao ngòi bút mô tả đã và đang tiếp tục thử thách ý chí kiên
cường của những người lính năm xưa và là liệt sỹ đang nằm đây hôm nay. Mình
chợt nhớ câu thơ của một người lính còn sống sót sau cuộc chiến khi về thăm lại
đồng đội mình đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị, xót xa khi thấy hơn
mấy chục nghìn đồng đội vẫn hàng ngày phơi mình trong nắng cháy miền Trung:
”Ôi nghĩa trang chưa kịp xanh cây
Cho tôi gập bóng mình che mát mộ
Chào
những người bạn trải qua Thành Cổ
Qua
Cửa Việt, Tích Tường, qua Ái Tử, Khe Sanh…”
Người
cựu chiến binh ấy ước ao khi cúi xuống thắp nén nhang cho đồng đội anh sẽ che
bớt cho bạn cái nắng nóng, để vong linh bạn được mát mẻ hơn…
Hơn
11h xe chạy qua sông Thạch Hãn, tên của dòng sông này nghe nói tiếng địa phương
có nghĩa là “Nước mắt của đá”. Nước sông trong vắt do nước chảy từ trên
dãy Trường Sơn xuống. Chắc vậy. Đó là nước mắt của đá núi Trường Sơn. Trong một
entry trước đây (Có Những Nhịp Cầu) mình đã viết về cái tên Thạch Hãn và những
dấu ấn của nó trong lịch sử). Chỉ ít phút là xe đã vào Thành Cổ, mình tranh thủ
đi trước để mua 2 cuốn sách để tặng cho 2 người. Đem theo bó hoa lụa mà một
người thân thiết đã chuẩn bị từ HN nhờ mang vào viếng anh trai mình cùng đồng
đội của anh, những bông hồng trắng ngà được bao quanh bằng những bông Baby nhỏ.
Em dặn mình thắp hương cho anh giúp em vì chẳng biết đến bao giờ em mới có thể
vào trong đó. Đây là tấm lòng em, với sự yêu thương kính trọng những người lính
đã ngã xuống vì Tổ Quốc khi mới mười tám đôi mươi. Mình cảm động trước việc làm
nhỏ nhưng đầy ý nghĩa ấy. Em cũng như mình đã mất đi người anh trai lớn trong
cuộc chiến này. Mình mất anh khi đã là một cậu bé 11 tuổi, nhiều kỉ niệm về
anh, còn anh trai em mất khi em chưa kịp sinh ra, nên em chỉ biết anh trai mình
qua tấm ảnh. Em gửi cả miếng xốp để nếu có thả ra sông Thạch Hãn thì cắm vào
đó, nhưng mình bảo sẽ đặt trên tượng đài kính viếng các anh.
Cả
đoàn gần trăm người xếp hàng trước Đài Tưởng Niệm Các Liệt Sỹ Thành Cổ, trang nghiêm
cúi đầu, khi lời của HDV bảo tàng cất lên tất cả đều ứa nước mắt: “Khi các bác,
các anh chị, các bạn bước chân vào đây sẽ bỏ lại sau lưng tất cả những nhỏ nhen
đời thường, những toan tính…để suy nghĩ và chiêm nghiệm về sự hy sinh của các
anh hùng liệt sỹ, về lẽ sống. Quảng Trị có hơn 20 nghĩa trang liệt sỹ trong đó
có 3 nghĩa trang quốc gia mà mỗi NT an nghỉ hơn 10 nghìn liệt sỹ đó là NT
Trường Sơn, NT Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị, nhưng điều đau đớn xót xa là tại
các NT TS và Đ9 các liệt sỹ còn có những ngôi mộ, dù có tên hay chưa biết tên.
Nhưng ở nơi đây, hơn 10 nghìn liệt sỹ đã nằm lại mà không ai có cho riêng mình
một nấm mộ một cái tên dẫu cha mẹ sinh ra ai cũng có tên. Thân xác các anh đã
hòa vào trong đất đai Thành Cổ và nơi đây là nấm mộ chung của các anh…”
“Nhẹ
bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ…Nhẹ bước chân và
nói khẽ thôi/ Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật/ Mỗi tấc đất là một cuộc
đời có thật…”. Những giọt nước mắt của mình cố gắng kìm giữ ở NTTS, Đ9 suốt từ
sáng đến lúc này không kìm giữ nổi nữa cứ thi nhau tràn qua bờ mi lăn dài trên
má còn lấm lem bụi đường, nhiều người xung quanh cũng khóc, chẳng ai cần phải
lau, phải ngượng ngùng vì mình khóc giữa đám đông như thế.
Mỗi người một nén nhang theo hàng một lên Đài Tưởng Niệm viếng các anh,với tất cả sự thành kính bằng cả hai tay mình đặt bó hoa vào giữa nải chuối trên đài phía trước lư hương. Các anh ơi, hãy chứng giám cho sự chân thành của những đứa em. Một người anh ruột thịt, tất cả các anh là ruột thịt, là máu xương cha mẹ cũng như dân tộc sinh thành. Bó hoa tượng trưng cho sự trong sáng của tâm hồn, của tình yêu những người lính dành cho người thân khi biết rất rõ rằng: “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”, cũng như tình yêu của chúng em dành cho các anh.
Mỗi người một nén nhang theo hàng một lên Đài Tưởng Niệm viếng các anh,với tất cả sự thành kính bằng cả hai tay mình đặt bó hoa vào giữa nải chuối trên đài phía trước lư hương. Các anh ơi, hãy chứng giám cho sự chân thành của những đứa em. Một người anh ruột thịt, tất cả các anh là ruột thịt, là máu xương cha mẹ cũng như dân tộc sinh thành. Bó hoa tượng trưng cho sự trong sáng của tâm hồn, của tình yêu những người lính dành cho người thân khi biết rất rõ rằng: “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”, cũng như tình yêu của chúng em dành cho các anh.
Khói
nhang trầm mặc trong nắng trưa. Trời Quảng Trị vẫn cao xanh như bao lần vào đây
viếng các anh. Nắng làm khô nước mắt hay lòng đã dịu lại. Hơi quay đầu ra phía
biển (phía trái của Đài Tưởng Niệm) mình thầm khấn anh Ngọ xin anh tha thứ vì
lần này không tới được chỗ anh nằm lại dù chỉ cách nơi này gần 1km. Hãy thứ lỗi
cho em vì đi theo đoàn nên em không thể tách đi riêng, chiều nay em về lại Đồng
Hới rồi. Khi khác em lại vào thăm anh.
Mình
đi cùng mọi người ra bảo tàng Thành Cổ. Trước cửa bảo tàng vẫn là hai chậu cảnh
có hòn non bộ có trồng hoa Súng, thật lạ lùng khi năm nào cũng vào đây từ
khoảng tháng 3 đến tháng 8 vậy mà lần nào cũng thấy có bông hoa súng tím trong
hai chậu cảnh này. Bông hoa kiêm nhường bên tảng đá xanh với màu tím nhạt, nét
mềm mại bên nét cứng rắn, bông hoa như sự tượng trưng cho tình cảm sắt son của
những người phụ nữ Việt Nam dành cho người yêu, cho chồng, cho bạn nơi chiến
trận. Sự chờ đợi, hy sinh của những người phụ nữ, những người con của một dân
tộc mà suốt chiều dài lịch sử là những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bông
hoa cũng tượng trưng cho tình cảm của những người lính dành cho những người
thân nơi quê nhà…
Sáng
thứ Sáu (01/6) lại đi từ sớm sau khi ăn sáng. Hôm nay sẽ đi viếng đền thờ các
anh hùng liệt sỹ tuyến đường 20 anh hùng. Đây chính là địa danh huyền thoại
Hang Tám Cô với một sự thật đau đớn và anh hùng đã trở thành huyền tích. Trước
đây qua sách báo mình đã được biết về nơi này nhưng đây là lần đầu tiên đặt
chân đến. Tuyến đường 20 này là tuyến đường được làm để phục vụ cho việc chuyển
quân và trang thiết bị cùng vũ khí, xăng dầu vào miền Nam khi tuyến đường qua
Lào bị oanh tạc dữ dội và vào mùa mưa khu vực các cánh đồng bên Lào ngập
nước. Tuyến đường có chiều dài 127km và được hoàn thành với kỉ lục trong 125
ngày trên một địa hình mà cả người Pháp và người Mỹ đều khẳng định không thể
làm những con đường trong vùng núi đá như vậy.
Sau
hơn 1h xe chạy đoàn đã đến nơi. Ban quản lý đền là những người lính. Một lễ
tưởng niệm trang nghiêm diễn ra, chúng tôi hàng lối thẳng tắp, bỏ mũ bỏ kính
đứng nghiêm sau tiếng hô dõng dạc của người lính. Nước mắt mọi người cứ lặng lẽ
trào ra, những tiếng nấc nghẹn ngào khi được người chiến sỹ giới thiệu lịch sử
Hang Tám Cô. Thời kì chiến tranh đây là tuyến đường bị đánh phá dữ dội, để bảo
vệ và sửa chữa đường khi bị đánh phá cứ mỗi km lại có một tiểu đội TNXP chốt
trực. Hang Tám Cô là nơi chốt trực của một tiểu đội nữ TNXP gồm 8 cô gái để làm
nhiệm vụ, họ ở trong một hang đá chỉ sâu chừng 30m. Mọi người lính qua đây đều
gọi nơi này là Hang Tám Cô.
Ngày
14/11/1972 như thường lệ họ vẫn làm nhiệm vụ, nhưng có một điều khác biệt là
trước đó do nhu cầu phải sắp xếp lại lực lượng, chỉ huy đơn vị đã điều 4 nữ
TNXP đi tiểu đội khác và thay vào đó là 4 nam TNXP. Cũng chính trong ngày hôm
đó khi máy bay Mỹ đến oanh tạc họ đã rút vào hang trú ẩn, không ngờ bom Mỹ đã
nhằm chính quả núi có hang họ đang trú ẩn. Sau một đợt bom, cả nghìn khối đất
đá từ trên núi đổ xuống, những tảng đá lớn chèn kín cửa hang. Tan trận bom đồng
đội của họ dù không ai bảo ai nhưng từ cả 2 chốt gần đó ùa về gào gọi tên nhau,
Tám người trong hang vẫn còn sống nhưng đất đá đã lấp kín cửa hang họ không thể
thoát ra ngoài, mọi nỗ lực của đồng đội đào bới cũng chỉ như muối bỏ biển. Xe
xích được điều đến nhưng địa hình chật hẹp, một bên là núi, một bên là vực,
xích mắc vào đá kéo không được, chỉ còn phương án dùng thuốc nổ phá đá nhưng
như vậy cũng đồng nghĩa với việc giết luôn những người trong hang bởi hang chỉ
sâu có 30m, sức ép của thuốc nổ sẽ làm những người trong hang chết ngay lập
tức.
Dòng
rã mấy ngày liền tìm đủ mọi cách để đào bới phá đá nhưng chẳng giải quyết được
việc gì. Đồng đội tìm cách đưa những ống tre nứa thông qua những kẽ hở mà họ có
thể tìm để đưa nước vào hang, khi trong hang vẫn vọng ra tiếng khóc, tiếng gọi
Mẹ ơi cứu con, anh ơi cứu em…Đã vài ngày, những tiếng gọi yếu dần, những thương
binh trên đường ra tuyến ngoài biết chuyện đã dành những viên thuốc bổ cuối
cùng (dù chỉ là viên B1 cũng rất hiếm trong chiến tranh) để hòa vào nước và rót
theo ống tre để những người trong hang duy trì sự sống... Nhưng mọi cố gắng đều
vô ích. Đến ngày rằng thứ 9 tất cả đều biết những người trong hang đã chết.
Cuộc
chiến tiếp diễn thêm vài năm, hòa bình được lập lại nhưng vì nhiều lý do khác
nhau nên chuyện về 8 người TNXP hy sinh trong hang đá ít khi được nhắc tới hay
có nhắc đến cũng chưa có giải pháp. Mãi cho đến năm 1996 Tỉnh đội Quảng Bình
cùng các đơn vị quân đội quyết định khai quật Hang Tám Cô để đưa hài cốt những
người hy sinh về mai táng. Cách duy nhất là thuốc nổ và cuối cùng họ đã mở ra
cửa hang. Tám bộ hài cốt còn nguyên vẹn, nằm bên nhau, nhưng do thời gian, sự
xáo trộn của đất đá do thời gian, do chấn động của thuốc nổ nên có thể chưa
chắc hài cốt đã đầy đủ, riêng biệt…Tất cả được đưa về Nghĩa Trang Liệt Sỹ nhưng
đã không còn tên riêng. Các liệt sỹ đều 18 -19 tuổi và cùng có quê hương Thanh
Hóa.
Sau
đó một thời gian một Đại Lễ Cầu Siêu cho tất cả các liệt sỹ hy sinh trong trận
bom ấy được tiến hành (có thêm 5 chiến sỹ pháo cao xạ hy sinh bên ngoài). Người
lính hướng dẫn kể thêm nhiều câu chuyện có thật về sự linh thiêng của hương hồn
8 TNXP ở đây như việc cây chuối ở cửa hang ra 8 nải, hay cứ mỗi khi có đoàn Thanh
Hóa vào viếng thì một cái hoa Chuối lại rụng xuống, chuyện khi đưa một tảng đá
ở cửa hang về nơi có tượng đài TNXP thì cứ cẩu đá đưa lên xe thì xe bị chết
máy, đưa xuống xe lại nổ máy bình thường…cuối cùng thắp hương khấn các anh, các
chị xin phép cho đưa tảng đá về để làm chứng tích, để các thế hệ sau hiểu hơn
về sự khốc liệt của cuộc chiến, về sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh trong
cuộc chiến tranh thống nhất đất nước…Chỉ đến khi ấy mọi sự mới suôn sẻ. Những
câu chuyện ấy làm chúng tôi rưng rưng nước mắt và không khỏi giật mình khi nghĩ
đến thế giới tâm linh, nghĩ về cuộc sống hiện tại.
Buổi chiều về khách sạn, tâm trạng
còn vương u buồn của hai ngày hành trình đến viếng các anh, các chị. Ngồi lặng
lẽ trước cửa khách sạn nhìn hoàng hôn, nghĩ về những người đã ngã xuống vì đất
nước, một thế hệ thanh niên không tiếc tuổi thanh xuân của mình vì Độc Lập. Tự
Do của Tổ Quốc, nghĩ về nhứng gì trong cuộc sống hôm nay. Người HDV trong Thành
Cổ đã nói đúng: Hãy bỏ lại tất cả sau lưng để khi đến đây, sau hành trình đầy nước
mắt này chúng ta sẽ trở thành những con người khác biết trân trọng và tri ân sự
hy sinh của cha anh, chúng ta sẽ thấy mình cần phải sống sao cho ý nghĩa hơn.
Quay mặt ra sông, chợt để ý trong tiểu cảnh với hòn non bộ trước cửa khách sạn
lại rạng rỡ một bông hoa Súng. Bỗng thấy nhớ em da
diết, người đã gửi tôi bó hoa đem vào Thành Cổ, người dù không có mặt nhưng đã
theo tôi suốt cả hành trình.
Hay , cảm động lắm anh HAI .
Trả lờiXóaMột quá khứ đau thương cho tất cả người dân Việt phải không Tư?
XóaNổi đau càng lớn thì cảm thấy đời người càng bé nhỏ ! Nhất là khi đứng giũa mênh mông,trùng điệp của một nghĩa trang liệt sỉ .
XóaDung vay do chu Tu a.
XóaXL anh HAI! em lại khóc nữa rồi!...
Trả lờiXóaSao cu khoc & xin loi hoai vay Ut?
XóaLại khóc ! ÚT mà vào nghĩa trang thì phải đem ...nhiều khăn nhé !
Trả lờiXóaDạ! lần vào nghĩa trang TRƯỜNG SƠN và THÀNH CỔ ,em khóc từ lúc đến cho đến khi ra về...
Trả lờiXóaAnh TƯ và anh HAI hãy coi như đó là em bị "bệnh khóc" mà thông cảm cho em nhé!