Thứ Năm, 1 tháng 5, 2008

Một ngày nơi quê bạn

Nghỉ hai ngày 30/4 và 01/5, không có chương trình đi đâu, tối 29/4 nằm nhà, chán không buồn bật cả TV, báo chí cũng chẳng ngó vào nữa, suốt mấy ngày nay chỉ rặt những bài tụng ca chiến thắng. Đồng ý là chiến thắng thì phải ca ngợi nhưng đừng thái quá. Suốt chiều dài cuộc chiến với bao nhiêu trận đánh có phải toàn những chiến thắng đâu, nhưng hình như chẳng mấy ai chịu nhìn nhận những thất bại. Cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm ấy đã làm dân tộc này mất mát đau thương như thế nào...?

Bạn gọi điện bảo mai qua đón về quê nó câu cá và chơi cả ngày, đồng ý ngay vì chẳng muốn phí một ngày nằm nhà vô vị, và cũng lâu rồi chưa đi câu, cái túi cần câu đầy bụi nằm trong góc bếp ngày ngày vẫn nhìn thấy nhưng chưa đi được vì không có hồ câu nào hay và đôi khi cũng vì không có thời gian.

8h30 bạn đánh xe qua cổng đón, thêm hai đứa nữa, bốn anh em chạy thẳng về Thanh Miện (Hải Dương). Tránh qua cầu Chương Dương vì sợ tắc nên bảo nhau chạy qua cầu Thanh Trì, không ngờ vừa xuống chân cầu trên đường ra đường 5 xe ô tô xếp hàng cả cây số vì tắc đường, thế là mất 40 phút chờ mãi mới đi được. Đường 5 đông khủng khiếp, thiên hạ từ thành phố đổ ra và từ ngoài đổ vào. Hạ tầng cho thành phố hơn hai triệu dân bây giờ gánh gần sáu triệu, mai kia còn phình to nữa chẳng hiểu lúc ấy đi vào đâu.

Nhân dịp về quê chơi, bạn tranh thủ gọi điện cho đám bạn học phổ thông ngày xưa hẹn nhau gặp mặt, cả hai thầy giáo cũ nên ba mâm cơm dọn ra ngay tại nhà một người bạn cũng “hoành tráng” chẳng khác gì ngoài nhà hàng. Cứ thay nhau chạm li với những lời chào hỏi, giới thiệu hết đám bạn bè cũ của bạn là mình đã “tơi tới” rồi. Mãi rồi bữa nhậu cũng tàn, lên xe chạy về thăm bố mẹ bạn, tới nơi đã hơn ba giờ chiều. Chào hỏi xong mệt và buồn ngủ lên ra xe nằm, ông bạn đi cùng thấy thế bắt ngồi dậy mở cốp xe lấy túi cần câu và đi ra hồ ngoài rìa làng. Chủ nhân của khu hồ cá này là em họ của bạn, hai vợ chồng với hai đứa con, nhà ở trong làng nhưng do phải trông coi khu hồ cá cùng đàn lợn ngoài này nên họ hầu như ở luôn đây.

Thả cần câu sau khi ném một nắm thính, hồ nuôi đặc cá nên chúng nhao vào kiếm mồi, toàn trắm, trôi. Thậm chí chỉ cần mắc ngọn cỏ vào lưỡi lục ném ra xa là đã thấy cái phao dúi xuống và biến mất, ngọn cần vít cong, tiếng máy nhả cước rè rè chạy. Giật lên đã thấy một chú trắm cỏ cỡ chừng 1,5 đến 2 kí dính câu.

Câu chừng một tiếng đã thấy mỏi tay vì dòng cá, cứ kéo vào bờ gỡ ra và lại thả xuống, chỉ giữ lại hai con mang về vì hai thằng mang theo cần câu có hứa ở nhà là sẽ mang cá về.

Hoàng hôn nhập nhoạng, mặt hồ sẫm lại, không nhìn rõ phao nữa nên thu cần cho vào túi cũng là lúc chị chủ nhà ra mời vào lều ăn cơm chiều.

Bước vào căn lều (gọi là lều thì hơi quá, mà gọi là nhà thì không phải) mới biết nó cũng đầy đủ không khác gì một ngôi nhà, có cả TV, điện thoại, nhưng tềnh toàng, cái giường được ghép bằng gỗ cốp pha, hệ thống cột kèo bằng tre, mái lợp fibrociment và chung quanh được che bằng các loại vỏ bao thức ăn gia súc hay vỏ bao phân đạm. Để cho mát chị chủ nhà đã tháo dây buộc chỗ vỏ bao lên gần đến mái. Gió thổi qua căn lều mát rượi. Bốn anh em cùng hai vợ chồng chị chủ ngồi ăn cơm nhưng chị chủ cứ nhấp nhổm chạy nên chạy xuống lo lắng đủ thứ, cử chỉ ngượng ngùng bối rối trước đám khách thành phố mà ông anh họ là một “đại gia” có cỡ mời về, nhìn chị cảm thấy mình đã làm phiền cuộc sống bình dị của họ.

Cơm chiều có món rau muống luộc, cà pháo muối, con gà luộc vừa bắt ngoài vườn, cá trê vừa bắt dưới ao lên om, mấy quả dưa chuột hái ngay ở luống dưa cạnh lều, bát bánh đa nhà vẫn tráng trong làng nấu với lòng gà. Năm anh em ngồi uống rượu, thứ rượu quê nấu để nhà dùng được rót từ chiếc can nhựa 5 lít ra chiếc nắp phích bằng nhựa rồi từ đó chuyên vào những chiếc chén sứt quai. Ông chủ cứ luôn mồm “Các bác ăn với nhà em bữa cơm rau. Toàn của nhà tự trồng, tự nuôi không có thuốc kích thích hay thuốc trừ sâu đâu”

Rồi anh tự hào giới thiệu mình đã kết hợp Vườn, Ao, Chuồng trong kinh tế gia đình, mùa đông khắc nghiệt vừa rồi anh bị chết mất 70 triệu tiền cá như thế nào...Nghe vợ chồng chị khoe là tất cả các thứ đang ăn có mỗi muối là phải đi mua mà phì cười, nhìn cảnh anh chồng vẫn đóng cái quần lửng bị ướt gấu do vừa lội xuống hồ đổ cám cho cá ăn, cái áo may ô đen làm nhạt đi cái mầu da sạm nắng, anh ngồi uống rượu và sung sướng kể về cuộc sống của họ mà thấy họ thật hạnh phúc, cái hạnh phúc đơn sơ bình dị của người nông dân.

Gió đưa mùi chua chua của cám cùng mùi phân lợn thoang thoảng đâu đây, ánh đèn điện đỏ quạch và đôi lúc tối sầm lại cũng không làm bữa rượu mất vui và bữa cơm thêm phần thú vị. Đám khách thành phố khi nghe vợ chồng chủ nhà nói các bác ở thành phố quen ăn nhà hàng sang trọng, nay về chơi ăn bữa cơm với vợ chồng em như thế này là quý hoá lắm rồi. Để chứng minh là mình ăn ngon miệng (mà ngon miệng thực sự) mấy anh em hỏi xin đến bát cà muối thứ ba và còn hỏi cả mắm tôm. Chị chủ có vẻ áy náy khi không có và bảo do có dịch nên xã phổ biến cho mọi người là món đó bị cấm.

Từ trên giường bước xuống đất thấy cả bầy chó con nằm ngoe nguẩy đuôi cạnh những đôi giầy bóng lộn chờ được gặm những mẩu xương thừa. Con chó mẹ nằm thanh thản cách đó một quãng hiền từ nhìn khách. Lững thững đi ra bờ hồ.

Trời đêm yên tÄ©nh quá, nhìn xung quanh chỉ thấy ánh đèn của má»™t nhà bên kia hồ hắt ánh sáng xuống mặt nÆ°á»›c sao Ä‘á»™ng do bầy cá Ä‘i ăn đêm và do sóng gợn nhẹ. Tiếng bầy cá nhao lên Ä‘á»›p những cọng cỏ trôi trên mặt hồ nghe rõ mồn má»™t…Má»™t cảm giác thanh thản lạ lùng dâng nên trong mình khi nhìn cảnh vật và nghe anh chủ nhà nói: “Bọn em thá
º¿ này là sÆ°á»›ng rồi” cao hứng anh còn đọc câu thÆ¡: “Lòng nhẹ nhàng anh dân quê sung sÆ°á»›ng/ Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành…”. Mấy anh em bật cười vì chất thi sỹ của ông chủ nhà. Bữa cÆ¡m đã tàn, anh chủ nhà giục vợ Ä‘i làm cá, Æ°á»›p muối để các bác mang về sau khi chị đã pha xong ấm nÆ°á»›c, đồng thời nhắc vợ gói cho má»—i bác má»™t cân bá»™t sắn dây “của nhà làm được” và cứ năn nỉ các bác phải mang về, ở thành phố các bác mua bao nhiêu chẳng được, nhÆ°ng đây là tấm lòng của vợ chồng em.

Chợt nghĩ sao cuộc sống của họ thanh thản thế, những tấm lòng người nông dân gắn bó với đồng ruộng mới chân chất làm sao. Họ không mệt mỏi vì những bon chen, chạy đua trong cuộc sống, không muộn phiền, day dứt trước những trái ngang trong đời sống chốn quan trường…Cuộc đời họ gắn với củ khoai, cây lúa, với đàn lợn, ao cá, vườn rau. Họ hưởng những thành quả do chính bàn tay mình tạo nên. Bỗng ước giá mình được như họ…Nhưng liệu về quê liệu mình có sống được không? Liệu mai này khi cơn lốc đô thị hoá, con lốc khu công nghiệp tràn về vùng quê này ruộng đất teo tóp lại, họ được đền bù ít tiền, cầm nắm tiền trong tay, không còn ruộng, hồ, mảnh vườn, nghề nghiệp không có thì cuộc sống của họ sẽ ra sao?

Tuy vấn vương bởi những ý nghĩ không đâu nhưng không gian thanh bình và sự thân mật, chất phác của tấm lòng anh chị chủ nhà và bữa cơm quê dân dã đã đưa tôi vào giấc ngủ thanh thản, vẳng nghe tiếng anh chủ nhà bảo để bác ấy nằm nghỉ một lát.

Dù không muốn nhưng chúng tôi vẫn phải ra về. Ông bạn cứ nài nỉ ở lại đến ngày mai đi chơi đảo cò và thưởng thức các món ăn chế biến từ cò nhưng do có hẹn ngày mai lên chúng tôi ra về. Ngả người trên ghế trong tiếng máy lạnh và tiếng xe chạy ro ro, tôi nhắm mắt và mơ màng ngủ và bỗng thấy thật phí một ngày trong đời nếu ở nhà giam mình trong bê tông và kính với TV và những tờ báo rặt những lời tụng ca…

Một ngày thanh thản với cảm giác mình được là chính mình, với gốc rễ của một đứa con sinh ra nơi thành phố nhưng bố mẹ xuất thân từ một vùng quê nghèo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Link : <a href="Link URL">TÊN LINK </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhạc của tui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]