Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Vào Quân Ngũ (1)
Má» xa muôn vạn nẻo ÄÆ°á»ng
Những ngà y quân ngÅ© Äêm trÆ°á»ng nhá» ai..."
(Ná»a Äá»i Nhìn Lại 2-Tha PhÆ°Æ¡ng)
Tháng 01/1980 khi vừa qua sinh nháºt tuá»i 18 chÆ°a Äược ná»a nÄm, Äang há»c tại trÆ°á»ng TCXD thì tôi nháºn Äược quyết Äá»nh sá»: 180/QÄ ngà y 20/01/1980 của UBND khu Ba Äình Äiá»u Äá»ng ra nháºp ngÅ©. Từ sau khi cuá»c chiến chấm dứt nÄm 1975 Äến lúc Äó sinh viên các trÆ°á»ng Trung cấp, Cao Äẳng, Äại há»c không phải gia nháºp ngÅ© khi còn Äang há»c nữa. NhÆ°ng chua chát thay ngà y 17/02/1979 ângÆ°á»i bạn, ngÆ°á»i anh em, Äá»ng chÃâ vá»n luôn Äược ca ngợi tá»t Äẹp vá»i những âmỹ từâ, những hình ảnh rất Äẹp âViá»t Nam â Trung Hoa núi liá»n núi, sông liá»n sông. Chung má»t Biá»n Äông má»i tình hữu nghá»â¦â rá»i thá» hiá»n tình anh em thắm thiết nhÆ° ruá»t thá»t: âMôi há» rÄng lạnhââ¦bất ngá» má» má»t cuá»c chiến tranh toà n diá»n trên toà n tuyến biên giá»i vá»i nÆ°á»c ta. Máu Äá» suá»t chiá»u dà i biên giá»i 6 tá»nh phÃa Bắc.
Toà n thá» Äất nÆ°á»c, dân tá»c khi Äó dù cÆ¡ thá» còn mang Äầy những thÆ°Æ¡ng tÃch trên mình, sá»± Äau thÆ°Æ¡ng mất mát vẫn hiá»n hữu trong Äá»i sá»ng của Äại Äa sá» các gia Äình trên cả ba miá»n Äất nÆ°á»c. Những dòng ngÆ°á»i hà ng Äêm vẫn tìm Äủ má»i cách ârá»i khá»i â Äất nÆ°á»c dù vừa âÄược giải phóng thoát khá»i chủ nghÄ©a Äế quá»câ á» miá»n Nam cÅ©ng nhÆ° những ngÆ°á»i Äã 20 nÄm sá»ng dÆ°á»i chế Äá» XHCN á» miá»n Bắc. NhÆ°ng vá»i ý chà bất khuất của má»t dân tá»c chÆ°a bao giá» chá»u khuất phục ngoại xâm và lòng tá»± hà o dân tá»c Äã má»t lần nữa sát cánh bên nhau chiến Äấu ngoan cÆ°á»ng Äá» bảo vá» Tá» Quá»c vá»i khà thế hà o hùng.Chủ tá»ch nÆ°á»c Äã ban hà nh lá»nh tá»ng Äá»ng viên, ngÆ°á»i ngÆ°á»i, nhà nhà sẵn sà ng chiến Äấuâ¦
Lúc nà y cuá»c chiến tranh Viá»t-Trung Äã qua giai Äoạn khá»c liá»t và cÄng thẳng, nhÆ°ng Äó Äây trên suá»t chiá»u dà i biên giá»i phÃa Bắc tiếng súng vẫn ná» trong những cuá»c giao tranh cục bá», thÆ°á»ng xuyên có những ngÆ°á»i lÃnh bá» mạng, thÆ°á»ng dân chết vì Äạn pháo của phÃa Trung Quá»c. Nguy cÆ¡ cuá»c chiến tranh toà n diá»n vá»i quy mô nhÆ° tháng 2/79 tiếp tục xảy ra vẫn vô cùng cao. NgÆ°á»i ta nói chúng tôi sẽ táºp trung huấn luyá»n quân dá»± bá» Äá»ng viên 3 tháng, nếu tình hình bình thÆ°á»ng thì vá» tiếp tục há»c táºp, nếu diá» n biến xấu và khả nÄng chiến tranh xảy ra cao thì phục vụ luôn trong quân ngÅ©. Nghe ngÆ°á»i ta nói thì biết váºy thôi chứ cầm cái quyết Äá»nh nháºp ngÅ© trên tay trong Äó có dòng chữ nà o ghi những Äiá»u Äó Äâu, nó nhÆ° tất cả các quyết Äá»nh gá»i thanh niên nháºp ngÅ© khác. Lúc Äó chúng tôi xác Äá»nh là sẽ phải Äi luôn, nhÆ°ng biết là m sao, trai thá»i loạn mà â¦
Thá»i gian nà y tôi Äã yêu cô bạn gái cùng trÆ°á»ng. Tôi há»c Thi Công còn cô ấy há»c Thiết Kế. Chúng tôi biết nhau khi vừa há»c xong cấp 3 (PTTH bây giá»). Äó là lúc há»c sinh vừa tá»t nghiá»p xong phải tham gia lao Äá»ng XHCN theo sá»± chá» Äạo của Äoà n TNCS. Khi Äến trụ sá» Äoà n TNCS khu (Quáºn bây giá») Äá» nháºn kế hoạch lao Äá»ng cho trÆ°á»ng tôi tình cá» gặp cô ấy, cái hẻm nhá» hai xe Äạp Äi hÆ¡i cháºt nên khi thấy tôi phóng xe và o cô ấy dừng lại và nép và o tÆ°á»ng Äá» tôi Äi qua. Nhìn cô bé nhá» nhắn và có vẻ rụt rè, sợ sá»t vá»i Äôi mắt to, hà ng mi congâ¦tá»± dÆ°ng tôi thấy có gì khác lạ vừa bất chợt xuất hiá»n trong tôi.
Suá»t thá»i gian lao Äá»ng trên công trÆ°á»ng cải tạo sông Tô Lá»ch ấy hai trÆ°á»ng của chúng tôi lại là m viá»c cạnh nhau, nhÆ°ng chúng tôi thá»nh thoảng chá» nhìn trá»m nhau mà không há» nói chuyá»n. Tháºt bất ngá» khi Äến là m thủ tục theo giấy báo nháºp há»c của trÆ°á»ng Xây Dá»±ng tôi lại gặp cô bé ấy á» cá»ng trÆ°á»ng. Váºy là chúng tôi thà nh bạn há»c và khi gần hết nÄm há»c Äầu tiên chúng tôi Äã yêu nhauâ¦
Ngà y 28/01/1980 chúng tôi táºp trung á» sân trÆ°á»ng Äá» ÄÆ¡n vá» huấn luyá»n vá» nháºn quân, Äến giá» lên xe em cùng các bạn trong lá»p ra chia tay má»i ngÆ°á»i (lá»p em cÅ©ng rất Äông ngÆ°á»i Äi nhÆ° tôi) trÆ°á»c má»i ngÆ°á»i tôi và em ngượng nghùng không dám nói gì vá»i nhau chá» chia tay bằng ánh mắt. Ãi! ánh mắt thÆ°Æ¡ng mến và phảng phất ná»i buá»n day dứt. Chúng tôi nhìn nhau mãi cho Äến lúc xe lÄn bánhâ¦
ÄÆ¡n vá» huấn luyá»n của chúng tôi nằm á» xã Trung Châu, huyá»n Äan Phượng (tá»nh Hà Tây cÅ©) thuá»c sÆ° Äoà n 325 do Äại tá Thông SÆ¡n là m sÆ° Äoà n trÆ°á»ng, Äây chÃnh là sÆ° Äoà n ngà y xÆ°a mà anh trai cả tôi Äã từng sá»ng và chiến Äấu. Mùa hè Äá» lá»a nÄm 1972 tại Thà nh cá» Quảng Trá» bao nhiêu ngÆ°á»i lÃnh của sÆ° Äoà n nà y Äã ngã xuá»ng và máu của há» nhuá»m Äá» nÆ°á»c sông Thạch Hãn, hay nhÆ° anh tôi máu Äá» Äất Triá»u Thà nh ( Triá»u Phong - Quảng Trá»).
Những ngà y Äầu tiên trong quân ngÅ© vá»i chúng tôi là chuá»i những ngà y gian khá». Äang là những Äứa sinh viên ham chÆ¡i, ngang ngược và phá phách chúng tôi ngay láºp tức bá» xiết và o ká» luáºt thép của quân Äá»i. Trút bá» những bá» quần áo má»t của dân chÆ¡i Thủ Äô, chúng tôi nháºn má»i ngÆ°á»i 2 bá» quân phục xanh lá rá»ng lùng thùng. Sau Äó là xếp hà ng lần lượt cắt tócâ¦Nhìn cái tông ÄÆ¡ Äiá»m nhiên nhÆ° cái máy cắt cá» cạo sạch má» tóc dà i cợp gáy Äá» rá»i khi Äứng dáºy khá»i ghế lÅ© chúng tôi trÄm thằng nhÆ° má»t vá»i cùng má»t kiá»u Äầu cua gần nhÆ° trá»c (kiá»u tóc của dân anh chá» bây giá») Äám sinh viên thà nh phá» mặt Äứa nà o Äứa ấy dà i ra ânhÆ° cái bÆ¡mââ¦
Cùng má»t thứ quần áo, cùng má»t kiá»u Äầu, cùng má»t lứa tuá»i, vóc dáng nên sau nà y mấy Äứa có ngÆ°á»i yêu lên thÄm, nhìn xa xa chẳng cô nà o nháºn ra ngÆ°á»i yêu của mình, khi Äến tháºt gần má»i nháºn ra và cứ thế thút thÃt khóc.
Bữa cÆ¡m lÃnh ngà y ấy sau nà y khi ká» lại cho các con nghe chúng không thá» hình dung ra Äược bá» chúng Äã có thá»i Än những thứ mà bây giá» chá» có lợn má»i Än nhÆ° thế. Có và i lần trong phiên trá»±c theo phân công phải xuá»ng phụ giúp "Anh Nuôi" nấu cÆ¡m. Mấy cái chảo gang khá»ng lá», cái rá vo gạo to nhÆ° cái rá» xá» Äá»±ng cái thứ gạo vừa hôi, vừa mục khi vo á» ao nÆ°á»c trắng nhÆ° sữa vì gạo mục cứ bá» ra theo những bà n tay xát. Chảo cÆ¡m chÃn má» vung mãi vẫn chÆ°a hết mùi hôi. Thông thÆ°á»ng cÆ¡m phải Äá»n cả mì sợi. Thứ mì hôi rình và láº
¥m tấm Äen những con má»t và cứt gián, khi cÆ¡m vừa sôi má»t lát," Anh Nuôi" má» vung và bê cả bao mì dá»c và o, dùng xẻng trá»n Äá»u. CÆ¡m chÃn nhÆ°ng những nắm mì bằng nắm tay bên trong vẫn sá»ng nguyênâ¦
Thức Än Äược chế biến nhÆ° sau:
- Rau: ThÆ°á»ng là rau muá»ng, rau cần, rau cải má» rau Äược Äá» nguyên cả lạt buá»c Äặt lên thá»t dùng dao chặt bá»t và i cm phần gá»c, cá»i lạt rÅ© xÆ¡ nhặt Äi lá thá»i, lá và ng rá»i cho và o rá» mang ra ao ngoáy và i vòng nhÆ° kiá»u rá»a bèo cho lợn rá»i Äem vá» Äá» và o chảo nÆ°á»c xôi ngoáy má»t lúc là thà nh món rau luá»c. Có bữa vá» phải Äợt toà n rau già , chúng tôi trá»u trạo nhai mãi vẫn chÆ°a Äứt, khá» thân cứ nhÆ° mấy con chó con nhai mãi cái chun quầnâ¦
Có hôm chế biến rau cần Äá» muá»i, rau Äược bÄm bá»t 2 cm, phần gá»c có rá» dÃnh bùn rá»i cứ thế bÄm dà i 5cm má»t, rá»a xong Äá» má»t rá» và o chảo, má»t xẻng muá»i rắc và o, lại má»t rá» rau, má»t xẻng muá»iâ¦Äáºy vung lại, sau má»t tiếng má» ra dùng xẻng trá»n Äá»u, Äáºy vung. Từ 8h sáng Äến 11h trÆ°a Äã có món rau cần muá»i xá»i.
- Canh và nÆ°á»c chấm: Hai Äến ba gánh nÆ°á»c giếng má»t chảo, Äun nÆ°á»c gần sôi xúc Äá» và o mấy xẻng muá»i, hai xẻng mỡ cừu Äược xúc ra từ cái thùng sắt tây mầu Äá»ng to nhÆ° thùng sÆ¡n 20 lÃt Äá» sÆ¡n nhà bây giá» Äá» và o và thêm 1 lÃt xì dầu cho có mầu. Váºy là Äã có món nÆ°á»c chấmâ¦ChÃnh vì thế cái cụm từ: âCanh toà n quá»câ (toà n nÆ°á»c) và âNÆ°á»c chấm Äại dÆ°Æ¡ngâ ra Äá»i trong thá»i Äiá»m nà y.
-Thức Än mặn chủ yếu là cá khô, thi thoảng má»i có bữa Äược và i miếng thá»t mỡâ¦Cá khô gì mà khi cầm trên tay Äã bá»c mùi khÄm khẳm và cá chá» chá»±c mủn ra. Có lần bữa cÆ¡m Än cá khô vá»i rau cần muá»i xá»i mà hầu hết ÄÆ¡n vá» bá» Tà o Tháo Äuá»i, mặt chú nà o chú ấy há»c hác vì mất nÆ°á»c...
(còn tiếp)
<!--[if gte mso 10]>
-->
Lời mở đầu
"Ngoảnh lại mình bước sang chiều
Vương trên mái tóc đã nhiều gió sương...
(Nửa Đời Nhìn Lại 2- Tha Phương)
Tôi không biết gọi những điều mình viết ở đây là cái gì, chỉ biết rằng trong cuộc sống thực tại đôi khi ký ức chợt ùa về lúc bất chợt mình gặp một hình ảnh, đọc một quyển sách, tờ báo…bỗng thấy một cái gì đó giống những gì mình đã có, đã qua. Trong đầu những hình ảnh, sự việc trước đây chợt hiện về ít một, lúc đầu mờ nhạt và dần rõ nét hơn. Bộ não con người tuyệt vời hơn rất nhiều mọi cái ổ cứng của computer nhưng nó cũng có dung lượng nhất định và theo thời gian khi người ta già đi, bộ não cũng suy giảm dần mọi chức năng...Con người ta bắt đầu quên…rồi đến lúc nào đó bắt đầu lẫn
Tôi không có ý định viết hồi kí, tôi chỉ có ý định viết lại những gì tôi đã trải qua trong một số những năm tháng của đời mình, những năm tháng đã để lại những ấn tượng khó phai mờ. Những năm tháng như “vết sẹo” trong kí ức này đã giúp tôi trưởng thành. Tôi viết để kể lại trước tiên cho các con tôi, cho những người thân, bạn hữu…biết được những nhọc nhằn, gian khổ, những niềm vui, hạnh phúc trong hành trình “Làm Người”.
Để rồi mai này các con tôi đọc chúng sẽ hiểu bố chúng đã sống như thế nào…Có thể đây chỉ là những mảnh vỡ của ký ức, sự đan xen những suy nghĩ của thực tại và của cả dĩ vãng. Len trong vị ngọt sôcôla có vị đắng ở đầu môi, ở trong trong veo nước mắt có mầu trắng và vị mặn mòi của muối, trong nhung lụa xa hoa có xót xa tủi nhục…Đó chính là những thực tế, những tâm tư tình cảm của tôi trong những ngày tha phương.
Đã hơn 30 năm kể từ ngày ra đi và 24 năm từ ngày trở về đất mẹ, thời gian cùng với những bộn bề vất vả của công cuộc mưu sinh đã phủ lên những năm tháng ấy một lớp bụi mờ, và có thể theo dòng trôi của thời gian tất cả sẽ biến mất. Hôm nay tôi ngược dòng kí ức ngồi ghép lại từng mảnh, từng đoạn để nhớ mà tiếp tục sống, để cho con, cho những người thân...”Cha nghèo chẳng có gì đâu. Cho con nắm chữ làm giầu nghĩa nhân”. Trong những trang viết này thường hay xen lẫn những bài thơ. Trước đây hầu hết tôi đã post lên blog này, nhưng trong những trang viết này tôi vẫn để lại vì muốn các bạn biết bối cảnh và tâm trạng của tôi khi viết bài thơ đó.
Thủa ra đi mang gánh sầu nhân thế - Một niềm đau khắc khoải nhớ quê hương - Chút dòng thơ làm bạn vạn dặm đường - Tôi chép lại tặng những người bạn nhỏ - Xin hãy để tâm hồn ta mở cửa - Đón niềm vui gạt bỏ những ưu phiền - Quên đi nhé những nỗi đau và tủi nhục năm tháng này xa xứ - Hãy giơ tay để ngàn đời nắm giữ - Tình quê hương đất mẹ mãi bên mình.
Được sự động viên của người thân, bạn bè tôi quyết định post những trang viết này lên blog của mình để người thân, bạn hữu cùng chia xẻ với tôi những kỉ niệm của mình và tôi cũng muốn giữ những trang viết này để làm kỉ niệm. Do các phần viết trước đây liền mạch, dài theo từng sự kiện, thời gian nên không phù hợp với dung lượng một entry, dễ làm người đọc mệt và chán nên tôi sẽ sửa lại từng sự việc, ngắt quãng thời gian cho phù hợp.
Mỗi entry của “Những Năm Tháng Tha Phương (NNTTP) này sẽ được đánh số và có tiêu đề nhỏ phù hợp với nội dung của từng phần.
Một sự mở lòng để được xẻ chia...
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
30 năm. Tìm lại kỉ niệm xưa
Đông, ngồi buồn lòng bỗng nhớ vu vơ…
của những người VN tha phương. Bộ phim phản ảnh về cuộc sống của người Việt tại
cộng hòa Czech. Vất vả mưu sinh, âm ưu, thủ đoạn…hạnh phúc và đớn đau…
có bộ phim nào phản ánh lại một giai đoạn
người VN thi nhau tìm cách sang trời Âu kiếm sống trong cái trào lưu: "Xuất khẩu
Lao động" cả. Chỉ mới có cuốn sách: 3 Cuộc đời. Chuyện Tây – Ta của Do.honza (Đỗ Ngọc Việt Dũng) một người trong
cuộc, một người anh, người bạn của mình viết chút ít về giai đoạn này. Anh Dũng
đã tặng mình cuốn sách trong ngày ra mắt. Một giai đoạn với nhiều câu chuyện
bi, hài và cũng đầy những vui sướng, nhọc nhằn, hạnh phúc hay đau khổ của bao phận
người…
tháng tha phương” ấy vẫn còn đây. Nhưng hôm nay mình không muốn đọc lại những
trang viết buồn tủi & chua chát đó…
thành phố, thị trấn, làng mạc trên hai quốc gia Cộng hòa Czech & Slovakia
(không tính khi đi du lịch nước khác). Bao nhiêu kỉ niệm của 30 năm trước chợt
trở về...
Quảng trường trung tâm thành phố Chomutov
Những con đường ngoại ô chiều thu buồn hay lang thang
Nhà hát thành phố trước mặt là công viên, nơi thứ Bẩy, Chủ Nhật hay dạo chơi trước khi vào quán bia ngoài trời gần đó
Thông thường trưa mùa Thu quảng trường nắng đẹp và yên tĩnh như thế này
ZELEZLY BROD – Cộng hòa Czech. Nơi sống từ 1986 - 1988
thành phố nhỏ ở Bắc Czech, nơi đây chủ yếu là các nhà máy thủy tinh sản
xuất đèn chùm, các loại thủy tinh trang trí, trang sức tinh xảo...
Thành phố nằm trong thung lũng giữa hai bờ một con sông nhỏ có tên Jizera
Những sản phẩm của đặc trưng của hãng thủy tinh nơi mình làm việc, cùng với nó là hạt thủy tinh để đính áo, gắn trên mặt đồng hồ (giả kim cương) trên mặt nhẫn, dây chuyền (giả Ruby & các lại đá quý khác). Những sản phẩm này khi mình mang về nước để rồi bán đi nuôi sống gia đình mình nhiều năm cuối của thập kỉ 80 đầu 90.
Bảo tàng trưng bày các sản phẩm thủy tinh của thành phố với vô số sản phẩm có tuổi hàng mấy trăm năm
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
Bài thơ nhiều người viết P2 (Trêu nhau cho vui)
Hôm nay đã hết căng thẳng và mệt mỏi, muốn vui vui một chút nên post entry này. Đây là phần
nối tiếp của phần 1, khi đọc câu bắt đầu có thể các bạn thấy hơi hẫng . Để
hiểu hơn xin vui lòng xem entry:" Bài thơ Nhiều người viết P1" ngày 22/10 về chuyện: Ngồi & tắm ao nhà bác Thợ Mộc. Bài thơ phần 2 này ghép từ các reply qua lại giữa blogger: Rất Huế, Như
Mai, Lợi Trần & Nguyên Ha.
8 câu thơ đầu do 3 người làm, từ câu thứ 9 trở
đi mỗi khổ thơ do một người viết (tất cả theo kiểu đối đáp tức thì). Các bạn đọc
cho vui nhé.
Phận người lắm nỗi gian nan
Sông sâu ai biết đò
ngang thế nào...
Thế nên mới đón mới rào
Để không hối tiếc...
bờ ao ... đã ngồi
Đã ngồi sao dạ bồi hồi
Hay còn mong muốn...đi
chơi chỗ nào?
Chắc là lại muốn ra ao
Tắm cho nó mát rồi vào
làm thơ!
Làm thơ nên hay ngẩn ngơ
Tắm ao, quần áo trên bờ
để quên
Có người "ném đá"
đuổi lên
Vẫn cố ở dưới vì
lên...không quần.
Không quần cho mượn lá khoai
Lên bờ đi nhé! Có ai
đâu mà!
Còn lỡ mà có ai ra…
Lá khoai đóng khố xong là…ok
Em cho anh mượn lá khoai
Để làm cái khố cho
oai...lên bờ
Nhưng có câu hỏi
bất ngờ
Cách nào đưa lá bây giờ
em ơi?
Hai xiền một chiếc lá khoai
Năm lá che được cả ngoài lẫn trong
Mười xiền anh có
chịu không?
Nếu anh không chịu...để
nhông lên bờ!!!
Một xiền anh có bây giờ
Mua nửa chiếc lá trên bờ được không?
Lên bờ trên ấy người đông
Sao lỡ
tàn nhẫn bắt "nhông" hỡi người?
Đông người ,cóc sợ đông người
Anh
"nhông" lên thử!.. mọi người chạy xa..
Bấy giờ gọi chị nhà ra
Xoè tay che....nắng đỡ ba
cái xiền!!!!!!!
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012
Lặn lội thân Cò (Nước mắt chảy xuôi)
Thứ Bẩy. Hôm nay mọi người rảnh hơn. Buổi sáng vợ chồng chú
em xuống giúp việc nhà và cơm nước. Cô em dâu nấu cơm, chú em phun thuốc muỗi
và cùng với mình dọn dẹp 4 tầng nhà.
Lúc mở cổng thấy chú em đèo cả Mẹ xuống, Bà muốn xuống chơi với
cháu, dù hôm con gái vừa ốm bà đã vội vã bắt đứa cháu đưa xuống rồi. Nhìn Mẹ đi
liêu xiêu như chực ngã khi bước vào sân mình vội đỡ Mẹ. Bà xuống làm gì cho khổ, ốm yếu thế còn cố đi.
Sang năm là Mẹ tròn 90 tuổi. Vóc dáng nhỏ như một đứa trẻ, Mẹ
chỉ nặng hơn 30kg. Tay sách cái túi vừa bước vào cửa vẫn còn đang thở hổn hển Mẹ
đã hỏi cháu đâu. Rờ rẫm từng bậc cầu thang Mẹ leo lên tầng 2 với cháu. Lập cập
lôi trong cái túi nilon ra 2 bịch sữa Cô gái Hà Lan đưa cho cháu vừa hỏi đã uống
hết chỗ sữa bà mua hôm trước chưa, có ăn được cơm không…
Nhìn Mẹ rờ rẫm sờ trán cháu xem có sốt không mình nghĩ thầm
con gái có ốm cả tuần vẫn còn khỏe hơn bà. Nghe Mẹ dặn cháu phải cố ăn uống, hết
sữa bà lại mua mình chẳng dám nói ra sự thật hai bịch sữa hôm trước Mẹ mua cho
cháu vẫn còn nguyên trong tủ lạnh, Mẹ mua làm gì. Tiền tuất mẹ liệt sỹ mỗi
tháng được mấy trăm nghìn Mẹ cứ dành dụm, chắt chiu từng đồng, chẳng tiêu pha
cái gì để những dịp như thế này mua quà cho con cho cháu. Lắm khi thấy Mẹ chắt
chiu mấy anh em nói bà cần gì cứ tiêu, rồi biếu Mẹ ít tiền, Mẹ chẳng bao giờ nhận
và nói: Tôi thiếu gì tiền. Ôi Mẹ ơi! Tiền
tuất cả tháng Mẹ nhận được chẳng đủ cho con với hai ba đứa bạn uống một bữa bia buổi chiều, số tiền
ấy nếu để Mẹ ăn mỗi sáng một bát phở thì chẳng hiểu có đủ cho cả tháng không.
Ngồi với cháu một lát, Mẹ lụi cụi đi dọn nhà với hai ông con
trai. Dặn Mẹ cứ ngồi đấy chơi với cháu nhưng Mẹ đâu chịu ngồi yên. Thấy đống vỏ
lon bia mình uống xong vứt bừa bãi lại đi nhặt gom lại cho vào túi nilon và còn
dặn: Bây giờ người ta mua 200 – 300 đồng một cái đấy. Mấy vỏ lọ dầu gội, sữa tắm,
nước rửa bát…ném ra, Mẹ cũng lụi cụi nhặt và xếp gọn và dặn để bán cho hàng đồng
nát (ve chai)…Mẹ vuốt phẳng đống túi nilon và dặn để đấy đựng rác dần, mấy cái
dây chun bên ngoài túi cũng được lồng vào cổ tay rồi lát nữa để vào một chỗ
phòng khi cần đến…
Chợt nhớ lại ngày xưa, khi mình mới 8 -9 tuổi, đến nơi Mẹ làm
việc, hết giờ làm thấy Mẹ cặm cụi ra bãi than người ta đã đổ đi nhặt từng hòn
than pha đá, đập bỏ phần đá để lấy phần than ít ỏi, nhặt những mẩu củi cháy dở
về để có cái nấu cơm nuôi anh em mình…
Ôi Mẹ ơi! Suốt cả đời chắt chiu dành dụm đến giờ gần một thế
kỷ qua đi mà vẫn phải thế này sao? Mẹ như hàng triệu bà mẹ Việt Nam khác suốt cả
đời cơ cực, tần tảo lo toan, chắt chiu dành dụm từng hạt lúa củ khoai, từng đồng
bạc lẻ để nuôi con, nuôi cháu, đóng góp cho đất nước khi cần, vậy mà khi
con lớn lên chưa kịp một ngày đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục đã cầm
súng lên đường vì Tổ Quốc rồi mãi mãi không về. Mẹ nén đau thương, mất mát lại tiếp tục chắt bóp, dành dụm nuôi những đứa
con còn lại…
Có nơi nào trên hành tinh này nhiều những bà mẹ thế như ở Việt
Nam này không? Xót xa thay cho một quốc gia với “rừng vàng, biển bạc đất
phì nhiêu” và mấy nghìn năm lịch sử oai hùng mà sao muôn đời vẫn nghèo, vẫn khổ.
Đến bao giờ mới hết những người mẹ suốt đời phải tần tảo, chắt chiu như mẹ tôi?
Đổ lỗi cho chiến tranh ư? Hết chiến tranh lại đổ lỗi cho
thiên tai…Chẳng ai nhận mình có lỗi.
Nhìn Mẹ đang xếp lại đống báo, mình thầm nghĩ: Mẹ không biết
chữ (ngày xưa ông bà bảo con gái không cần học) nên không biết trong cái đống
báo ấy người ta nói nhiều về những kẻ đã đốt hàng vài chục nghìn tỉ tiền thuế của
dân khi ra nước ngoài mua một đống đồng nát đem về VN bỏ xó, cũng như những kẻ
đang tâm đẩy những người dân ra khỏi mảnh ruộng ở Vụ Bản quê Mẹ, nơi ngày xưa
ông bà ngoại vẫn gieo trồng cầy cấy hạt lúa, củ khoai nuôi Mẹ lớn khôn. Chúng
làm việc đó vì sao? Những người mẹ của chúng
đã có khi nào tần tảo, chắt chiu như muôn triệu người mẹ VN?
Cũng trong đống báo ấy có bài mới đăng ở kì họp Quốc Hội
đang diễn ra, cái Chính Phủ “chẳng giống ở đâu cả” đã báo cáo và xin Quốc Hội
cho tạm lùi thời gian tăng lương cơ bản vì…không lấy đâu ra tiền.
Mẹ ơi! Tin mừng đây: Quốc
Hội vẫn quyết định tăng lương cơ bản thêm 100nghìn theo lộ trình.
Nhưng tin buồn là: Gói
xôi, hay bát mỳ Mẹ ăn sáng, bữa cơm hàng ngày sẽ bớt phong phú vì thực phẩm
tăng giá, tiền xe ôm Mẹ đi từ trên nhà xuống thăm con, thăm cháu (khi các anh
chị đi làm không đèo Mẹ đi được) sẽ tăng lên gấp rưỡi…và thế là Mẹ lại tiếp tục
“lặn lội thân cò” và rồi ngày mai cũng lại như hôm nay ngồi sắp xếp cái đống đồ
bỏ đi ấy để bán cho hàng ve chai…
Mẹ không biết chữ, tính toán cũng kém nên có nghe ai đó nói
chuyện cái tập đoàn Vinasin, vinaline gì đó tham nhũng, thất thoát một số tiền
khổng lồ, Mẹ sẽ nghĩ đó là bọn Tư Bản thối nát, giãy chết (vì tên nó là tiếng Anh
mà) mới thế, Chứ ở nơi như đất nước ta không thể có chuyện đó, càng không bao giờ Mẹ biết số tiền chúng nó đốt của dân ấy nếu để
trả tiền tuất cho tất cả các mẹ liệt sỹ trên đất nước này ít ra cũng được…hàng trăm
năm. Đau đớn sao khi Mẹ nói Ngày 27/7 người ta “CHO” mỗi gia đình Liệt sỹ 500
nghìn (mà Mẹ phải lóc cóc đi ra tận UB phường để nhận). Ôi! Mẹ ơi! Sao lại dùng
chữ “CHO”? Đây có phải là người ta bố thí cho mình đâu.
Có thể khi ngồi xếp đống đồ bỏ đi ấy để khi bán cho ve chai được vài
nghìn thì 500 nghìn ấy với Mẹ sẽ là số tiền lớn. Đau đớn, xót xa lắm Mẹ ơi, giá như nhà mình không phải nhận
số tiền ấy…
Bữa trưa muộn màng vì hai anh em dọn nhà xong đã 13h. Mẹ ăn
lưng bát cơm xong quay ra rửa đống xoong nồi, rồi cứ ngồi chờ rửa từng cái bát khi con
cháu bỏ ra, nói thế nào Mẹ cũng không chịu đi nghỉ trong khi hai anh em cứ ngồi
lai rai uống bia nói chuyện.
Xong việc, con gái đã ngủ trưa. Mẹ lại dò dẫm lên phòng ngồi
nhìn cháu ngủ, chốc chốc lại sờ trán cháu. Mẹ quay ra giục mình đưa vào bệnh viện
thăm con dâu. Suốt tuần Mẹ đòi đi nhưng các anh chị dứt khoát không cho, tìm đủ
mọi lý do để cản trở vì Mẹ yếu rồi, đưa bà vào những chỗ toàn người bệnh làm
gì. Mẹ biết vậy nên dặn: Anh cho tôi vào đấy thăm nó. Đừng nói với các anh chị ấy
là tôi vào đấy nhé.
Chiều Mẹ nên mình cũng đành lấy xe đưa Mẹ vào sau khi yêu cầu
Mẹ chờ đến 5h chiều để mang cơm vào một thể. Nghe vậy mới 3h Mẹ đã lụi cụi xuống
bếp cắm nồi cơm…
Khi lên xe Mẹ còn quay lại dặn cháu: Các bác có gọi điện bảo bà vẫn ở đây, đừng nói bà vào bệnh viện thăm mẹ mày nhé.
Vào bệnh viện, bước thấp bước cao Mẹ theo mình vào phòng bệnh,
vừa hỏi thăm con dâu vừa lập cập lấy cặp lồng cơm trong túi, sắp cái bát, đôi
đũa…
Bây giờ khi chuẩn bị kết thúc entry này để đi ngủ. Trong đầu mình
hiện lên những câu thơ đã viết năm nào:
Thủa
nằm nôi nghe mẹ ru giấc ngủ
Những câu ca chìm
nổi long đong
“Cái Cò lặn lội bờ sông…”
Sao tủi nhục một kiếp Cò như vậy?
Lớn
dần lên quên rồi ngày ấy
Mẹ
ru con câu hát…Cái Cò
Rồi
con đi xa bến, cách bờ
Trong giấc ngủ mơ cánh Cò nhớ Mẹ
Xin trở lại những ngày thơ bé
Nằm trong nôi nghe Mẹ hát ru hời
Cái Cò…Câu hát à ơi
Câu lục bát hay cuộc đời của Mẹ?
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
“Con Gái luôn là điểm yếu của những ông bố”
Đó là một câu mình nhớ nhất khi xem một bộ phim hành động của
Mỹ (chẳng nhớ tên fim) vì đã khá lâu. Câu nói này được nhắc đi nhắc lại mấy lần.
Đại khái cốt truyện của phim về một “Bố già Mafia” khét tiếng trong thế giới ngầm
nhưng luôn để đối thủ phát hiện ra tung tích và những vấn đề của mình chỉ vì yêu
thương và muốn ở bên con gái…
Bao nhiêu lần ngồi với bạn bè, khi toàn đàn ông trong những
cuộc nhậu, hay khi có cả chị em phụ nữ mình vẫn luôn bảo vệ ý kiến: “Con gái
luôn là điểm yếu của những ông Bố”. Đa số đồng ý với ý kiến đó (mà hầu như cũng
toàn đàn ông), có vài người có ý kiến con gái gần mẹ, con trai gần bố vì cùng
giới tính. Con Gái học từ mẹ cái dịu dàng, ý tứ, học nữ công gia chánh, con trai
học bố cái mạnh mẽ biết lo toan những việc lớn…Đúng là như vậy nhưng họ không
nghĩ rằng việc gần ấy khác với việc thương. Bố bao giờ cũng thương con gái hơn
con trai. Có người phản đối ý kiến này và lập luận con nào cũng được thương yêu
như nhau. Mình chỉ cười bởi có tranh luận cũng chẳng đến đâu và biết đâu mỗi
người mỗi khác. Có ai đem sự yêu thương ra đong đếm đâu mà bảo chúng bằng hay
hơn…
Riêng mình thì dù yêu thương, chăm lo cho cả hai con, nhưng
sâu thẳm trong lòng có phần thương con gái hơn. Nếu trong các con, khi xử sự
bao giờ mình cũng mềm lòng và nhân nhượng với con gái…
Ngày con gái đi học mẫu giáo, cũng ngôi trường con trai đã học,
vẫn những cô giáo đã quen biết ấy vậy mà khi đến bữa con không chịu ăn thức ăn ở
trường mặc dù các cô đã dỗ, đã dọa hết cách. Lúc đến đón con về khi biết chuyện
dù mồm dọa nếu không ăn, bố bảo các cô cứ để mặc cho chết đói nhưng đến ngày thứ
3 “đành” phải cho vào trong balô của con lọ ruốc thịt. Lâu dần con cũng quen và
bắt đầu ăn cùng các bạn. Ở nhà nếu con không thích ăn món gì mà xúc vào bát mà
con hất ra là “đành” phải thôi.
Nghĩ lại nhiều năm trước khi con trai còn bé, không chịu ăn
canh, vừa chan canh vào bát bắt ăn, mình quay đi là con trai đổ ngay vào chậu
cây cảnh, điên tiết mình xúc lại chỗ cơm con vừa đổ vào gốc cây, bát cơm có một
phần lẫn đất và bắt há mồm để mình đút. Con trai nhìn bát cơm mếu máo khóc và không chịu há mồm (nó sợ bố đút thìa cơm đất
ấy vào mồm) mình bực tức đưa cả thìa cơm ấy vào mồm nó khi nó còn đang mím chặt
môi (mà lúc đó nó có há mồm thì đến Cụ Nội mình cũng chẳng dám đút vào mồm nó).
Vừa khóc vừa xin và hứa sẽ ăn canh. Thằng bé mếu máo, nhắm mắt nuốt từng thìa cơm
sau khi mình lấy bát cơm khác và chan canh vào đó. Cứ nuốt luôn mà chẳng buồn
nhai cho đến khi hết bát cơm.
Bao nhiêu năm đưa đón con đi học, khi đã lớn, các bạn cùng học
đa số đã tự đi xe đạp đi học, con gái vẫn chưa biết đi xe đạp. Mất cả tuần buổi tối cả nhà thay nhau dạy con đi xe đạp,
thôi thì cáu gắt, quát tháo để rồi lắm lúc nghĩ thầm; “Kệ nó vậy…”. Mãi rồi con
cũng có thể đi được nhưng khi kèm con ra đường (mình đi xe máy đằng sau) nhìn
con gái đi xe loạng choạng giữa biển xe cộ đang chen lấn bạt mạng. giành nhau từng
chục cm đường mà lắc đầu. Thôi “đành” đèo con cho nhanh.
Con trai phản đối rầm rầm, bảo bố làm thế nó ỷ lại. Mai con sẽ
kèm nó đi học buổi sáng. Nói là làm, sáng hôm sau nó bắt em dậy sớm và lấy xe đạp
ra đi học. Rủi sao sáng đó trời mưa lất phất, con bé đi được một quãng khi leo
lên cầu vượt do tay lái chưa vững, mắt lại đeo kính cận bị nước bám vào, chẳng
biết vì nhìn đường hay do đâu mà ngã xõng xoài, quần áo bẩn, khủy tay đầu gối
xây xát. Hai anh em phải quay lại nhà để thay quần áo, thế là đứa muộn học, đứa
muộn làm…Từ hôm sau Mẹ, Bố, Anh lại “đành” thay nhau đèo đi học. Trưa không ai
đón được phải đi bộ về nhà Bà Nội (cũng may không quá xa trường).
Mấy hôm nay con gái ốm, biết bố hay nhân nhượng nên không chịu
ăn cái gì, hỏi ăn gì cũng lắc, cứ ép ăn được một tí y như rằng sau một lúc con
gái lại vào nhà tắm nôn ra. “Đành” phải thôi.
Nhớ lại hơn 12 năm trước, khi đó con mới vào mẫu giáo, hôm
trước thấy con sốt cho nghỉ học, hôm sau mình có việc nhà phải đi Nam Định (bằng
xe máy). Chiều đó khi về đến Phủ Lý nhận được điện thoại của bà xã báo con sốt
cao trên 40* và bắt đầu co giật, đang đưa đi cấp cứu. Hôm đó Hà Nội mưa như
trút suốt cả ngày, phố xá ngập mênh mông, mãi một lúc lâu bà xã mới đưa được
con vào Bệnh viện Nhi Thụy Điển (nay gọi là Bệnh viện Nhi TW). Nghe điện thoại
mình xanh xám cả mặt mày và lên xe phóng như điên cuồng về HN. Hơn 40’ đồng hồ
qua quãng đường 55km đông nghịt xe cộ mình đã về đến bệnh viện.
Nhìn bà xã mếu máo khóc và anh chị cùng bác sĩ nét mặt căng
thẳng là biết ngay có chuyện chẳng lành. Con gái bị viêm não mô cầu…
Có lẽ sau bao nhiêu năm mỗi khi nhớ lại mình không thể giải
thích được vì đâu mà con gái đã qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo ngày ấy, khi đa phần
mọi người đều nghĩ nếu con gái có sống được cũng sẽ mang tật suốt đời. Nghĩ lại
cảnh cái xilanh to tổ bố với cái kim dài 10cm cắm vào xương sống của con để rút
tủy cùng những nét mặt đăm chiêu của cả bác sĩ VN và Thụy Điển khi đứng trao đổi
quanh giường bệnh mà vẫn thấy lạnh người. Giá mình có thể gánh tất cả bệnh tật,
đau đớn thay cho con, kể cả đổi mạng sống của mình. Miễn là con được sống.
Sau này bác sĩ giải thích do đưa cháu vào kịp thời (nếu chậm
1/2h nữa thôi là khó cứu) đồng thời do từ bé đến lúc đó cháu không uống, không
tiêm kháng sinh (do con gái không chịu uống thuốc) nên khi truyền kháng sinh
ngay lập tức có tác dụng.
Đã hơn 12 năm sau cái ngày khủng khiếp ấy. Giờ con gái đã là thiếu nữ,
nhưng chưa bao giờ mình hết lo âu mỗi khi con ốm. Trong cuộc sống hàng ngày dù
đôi lúc quát mắng nhưng thâm tâm vẫn chiều con.
Mọi người tiếp xúc bảo con gái “tồ tồ” thế nào ấy. còn mình vẫn
nghĩ con gái như con “Gà công nghiệp”.
Cũng muốn con gái có một chút như con “Gà rừng” hay chí ít
như con “Gà ta” nhưng chưa biết phải làm như thế nào.
Entry này viết trong lúc con gái đang ngủ, từ hôm qua đến giờ
đã hết sốt, mọi việc đang ổn dần. Cám ơn tất cả bạn bè đã thăm hỏi, động viên, chia
xẻ với mình trong những bối rối, lo lắng…Đặc biệt cám ơn B, một người bạn, người
em luôn quan tâm, giúp đỡ mình bằng những việc làm thiết thực. Em vẫn hay nói ở
bên cạnh anh, nhiều lúc em có cảm giác như được ở bên cạnh Ba. Sao nhiều lúc thấy
anh giống Ba thế…
“Con gái luôn là điểm yếu của những ông bố”
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012
Ngày thứ hai "ăn nhạt"
hồ ngủ chập chờn. Sáng dậy đi mua cho con bát phở, ép mãi con gái mới ăn vài miếng.
Cứ kêu không đói và buồn nôn để thoái thác việc ăn. Cùng ăn với con một chút
xong đi dọn dẹp.
từ hôm trước treo trên mắc chưa giặt, nhớ giặt nốt. Lên tầng 3 vào nhà tắm của
con trai xem có gì thì đem giặt một thể. Công tử này thay quần áo ra rồi ném
vào cái giỏ nhựa trong nhà tắm, cuối tuần đổ vào máy giặt nên nhiều khi quần áo
có được giặt sạch đâu.
vào cặp sốt cho con gái thấy vẫn sốt cao đành đi lấy viên thuốc giảm sốt cho uống.
Mình vốn không thích lạm dụng thuốc Tây. Ngày bé mỗi khi các con sốt Mẹ hay ra
bờ ao gần nhà hay ra hàng bán các loại lá kiếm lá Sài Đất (hay Nhọ Nhồi gì đó) về giã ra, cho vào miếng
vải màn sạch và vắt lấy nước cho mấy anh em mình uống. Nhìn cái chén nước xám
đen đã ghê hết cả người, nhưng Mẹ nghiêm lắm, không uống không được. Có lần
không chịu uống Mẹ nhờ người giữ chặt tay chân rồi dùng đũa cả (loại đũa to
dùng để nấu cơm) chèn ngang miệng để đổ chén nước ấy vào mồm. Phun ra được một
ít, còn một phần cũng phải nuốt. Thôi lần sau nhắm mắt uống cho nhanh. Ấy vậy
mà mấy anh em cứ thế lớn lên, ít bệnh tật. Cuộc sống như cây cỏ thiên nhiên, dù
môi trường khắc nghiệt vẫn lớn lên mạnh mẽ theo thời gian. Không như bây giờ
cái gì cũng ỉ lại thuốc Tây để rồi lắm khi thất vọng về nó.
ra đã hai ngày mình chưa tắm, quần áo mặc ở nhà đã 3 hôm chưa thay, con gái
cũng chưa thay quần áo, bật bình nóng lạnh và bảo con rửa ráy, thay quần áo
xong mình cũng đi tắm. Sản phẩm lại là một chậu quần áo nữa phải giặt. Ôi!...
không cắm cơm khi thấy nồi cơm tối qua con trai nấu vẫn còn một nửa. Thế là lò
vi sóng lại phát huy tác dụng. Con Gái có bát mỳ vằn thắn mua tận trên phố Cổ của
hàng mỳ gốc TQ và đã có thâm niên mấy chục năm, nhưng con cũng chỉ ăn vài miếng
sau khi nhặt thịt bỏ ra ngoài.
laptop vào mạng trả lời những lời thăm hỏi của các bạn trên blog & lướt qua
tin tức. Dù mệt nhưng cũng khó ngủ vì cứ thỉnh thoảng lại có điện thoại, hơn nữa
phải canh chừng con bé xem diễn biến như thế nào. Cũng may việc trả lời các bạn
còn để cho đầu óc mình đỡ lo lắng, căng thẳng, chứ ngồi không càng thấy mệt và
buồn. Lời hỏi thăm, chia sẻ của các bạn mà đa phần chưa hề gặp mặt cũng đã làm
vơi nhiều căng thẳng. Cố gắng làm theo một vài lời khuyên nho nhỏ để giảm sốt
cho con.
của mình cũng đã xong sau khi ăn nốt những gì còn của buổi trưa. Vốn quen bữa
trưa là bữa Bia nên ở nhà như thế này lại ăn nhiều cơm hơn. Ngồi viết những
dòng này để cho đầu khỏi nghĩ linh tinh việc khác trong khi chờ con trai về để
vào thay ca trông bà xã. Chị dâu đã xuống mang theo cặp lồng cháo, sau hai câu yêu cầu, con gái ngoan ngoãn ngồi dậy ăn cháo. Mình mà bảo chắc nó lại có lý do để không ăn.
sáng, có cuộc họp mình không thể vắng mặt. Mọi người ai cũng phải đi làm, Biết nhờ ai trông con đây? Còn bà xã
nữa, con trai không thể nghỉ nhiều, ngân hàng của con đang gặp nhiều vấn đề,
ban lãnh đạo đang trong một cuộc chiến loại trừ nhau bằng một thứ luật còn tàn
nhẫn hơn cả luật của rừng xanh…
Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012
Làm sao bây giờ?
Khổ thân con gái, lúc chiều có bát súp, tối bảo ăn cháo dứt khoát không ăn và kêu đầy bụng, mãi mới chịu uống cốc nước cam bố pha vì khô cổ và đắng miệng. Vậy mà giờ lại nôn hết.
Lấy thuốc hạ sốt cho con uống. Bác sĩ bảo một ngày không uống quá 3 lần, từ sáng đến giờ đây là viên thứ 4 rồi, nhưng phải cho uống thôi, con sốt cao quá.
Đem cái khăn mặt thấm nước lạnh đắp lên trán con để hạ sốt, sau một lúc cái khăn như được ngâm nước ấm.
Chờ 30' cặp lại nhiệt độ, vẫn 39*8. Sao con vẫn sốt cao vậy nhỉ? Làm sao bây giờ?
Đêm tĩn lặng. xa xa vẳng tiếng gà gáy. Nhìn đồng hồ mới có 4h45...
"Có Ăn Nhạt Mới Biết Thương Đến Mèo"
17h10 (05/11) đang trên đường về
nhà, con trai gọi điện: “Mẹ đi khám, người ta giữ luôn ở bệnh viện rồi. Bố đang
ở đâu thế?”. Trả lời con trai và vội vã về nhà.
Mấy hôm nay con gái sốt cao, chủ quan nghĩ do
thay đổi thời tiết nên chỉ cho uống thuốc và ở nhà. Hai hôm nay thấy bà xã cũng
kêu bị sốt…Bây giờ lại thế này. Chuyện gì đây?
Về nhà sắp vội mấy thứ cho con
trai mang vào bệnh viên cho mẹ xong, lên gác xem con gái như thế nào. Thôi chết!
Đầu con gái nóng như hòn than, cặp nhiệt độ 40*C…mình cuống quýt đưa ngay con
vào bệnh viện gần nhà.
Hơn 18h, trời bắt đầu tối, đường
xá thì đông, đi taxi giờ này lâu lắm, đành đèo con bằng xe máy. Tranh thủ điện thoại trước cho người bạn là
bác sĩ trong viện, bạn lại đang ở nhà: “Anh đưa cháu vào phòng cấp cứu đi. Em sẽ
gọi điện vào đó”.
Vào đến nơi đưa con vào phòng cấp cứu nằm
ngay, cặp nhiệt độ, đo huyết áp, lấy máu xét nghiệm…truyền nước, thuốc…Bác sĩ
đuổi mình ra ngoài. Nhìn con gái mặt đỏ bừng, mệt mỏi cố nén đau khi bác sĩ lấy
máu mà ứa nước mắt. Con bé vốn nhát…
Bệnh viện buổi tối vắng, vài người
đưa người thân vào cấp cứu ngồi chờ phía ngoài đều im lặng trong lo âu. Gọi điện
hỏi con trai xem tình hình bà xã thế nào, khi biết ở đấy người ta lấy máu, khám
nhưng bảo các bộ phận xét nghiệm đã nghỉ, ngày mai mới có kết quả. Mẹ kiếp! Cái
kiểu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế nên vậy mà. Chẳng qua bà xã đi làm, ốm
lên phải vào ytế công ty khám và người ta chuyển luôn ra đó phải chịu thôi, chứ
cấp cứu gấp mà vào những chỗ như thế này thì…toi đời.
Quay vào trong phòng cấp cứu, cô ytá
hỏi con gái có bảo hiểm ytế không. Cháu là học sinh nên phải có chứ. Nhưng bảo
hiểm của cháu hết hạn từ 31/10. Hôm nay
là mùng 5/11 rồi. Vậy thì không được.
Mẹ kiếp (lại phải văng tục)! Cái
cơ chế khốn nạn này. Con gái khai trường từ 5/9. Đi học hơn 2 tháng rồi, họp phụ
huynh đã đóng đủ thứ tiền từ lâu, vậy mà cái BHYT đến giờ này chẳng thấy đâu.
Chán chẳng buồn nói gì mình chỉ buông thõng: “Tôi thanh toán mọi thứ tiền, chẳng
cần cái BHYT ấy làm gì”
Nhà có 4 người, bỗng nhiên hai
người phụ nữ vốn luôn lo lắng, chăm sóc cho hai người đàn ông trong nhà đủ mọi
thứ lại cùng lúc lăn ra ốm. Hai bệnh viện lại ở hai đầu thành phố. Biết xoay sở
ra sao bây giờ. Chợt thấy đói, mệt. Từ sáng đến giờ ngoài ½ bát phở trước cuộc
họp lúc 8h, đến trưa là 7-8 cốc bia và ít mồi nhậu, đã có hột cơm nào vào bụng
đâu. Kiểu này dễ đêm nay phải ngồi cả đêm ở cửa phòng cấp cứu rồi. Lúc đi vội
quá nên chẳng kịp mang cái gì ngoài…Tiền.
Sau một lúc suy nghĩ đành phải
rút điện thoại ra gọi cho ông anh & cậu em trai nói rõ mọi chuyện. Hai vợ
chồng ông anh cùng hai vợ chồng chú em xấp ngửa lo nấu súp, cháo rồi chia nhau
chạy ra hai đầu thành phố. Bà chị dâu vào đến nơi ngồi xúc súp cho cháu ăn và bảo
mình tranh thủ về nhà tắm táp & ăn chút gì đó, chuẩn bị quần áo và mấy thứ
lặt vặt để mang vào cho con. Ông anh trai ngồi im lặng trên ghế ngoài cửa phòng
cấp cứu nhẫn nại chờ đợi.
(Chuẩn bị bữa ăn Nhạt để biết thương Mèo)
Về nhà làm vội
bát mỳ úp và đang đi lấy đồ thì chị dâu gọi điện bảo không cần vào nữa. Sau khi
tiếp xong thuốc và truyền nước có thể cho cháu về nhà vì qua xét nghiệm, chụp
phim cháu chỉ bị sốt virut. Ngày mai nếu uống thuốc mà còn sốt cao hay có hiện
tượng gì thì lại đưa cháu vào. Nhẹ bớt phần lo âu. Lát nữa sau khi truyền nước
xong anh chị sẽ đưa cháu về.
Gọi điện hỏi
con trai tình hình của bà xã, cũng chẳng có gì mới, bác sĩ và ytá đi đâu hết
sau khi dặn phải có người nhà trông bệnh nhân đêm nay. Chợt nhớ ngày bà xã sinh
con trai trên đất Czech, mới lâm râm đau bụng trở dạ vừa gọi điện xe bệnh
viện đã đến ngay sau vài phút và mọi việc được chăm sóc cực kì chu đáo.
Gần nửa đêm con trai đã về sau khi đèo bác (chị
gái mình) vào để bác trông mẹ. Cả đêm chập chờn không dám ngủ, chốc chốc lại trở
dậy sang phòng con gái sờ trán xem có sốt cao nữa không, phần cũng lo lắng
không rõ bệnh tình bà xã như thế nào. Rạng sáng khi vừa mơ màng thiếp đi thì
con gái sang phòng lay dậy: “Bố ơi! Con lại sốt 40* rồi”.
Chồm dậy đi lấy
thuốc cho con uống và sau khi con gái đã nằm yên trở lại mình cũng đi nằm. Mệt
nhưng không ngủ được, cứ chập chà chập chờn với những cơn mê…
06/11. Sáng sớm,
chị dâu gọi nói đã nấu cháo xong, bây giờ cho con gái mang xuống để em ăn, thế
là dậy mở cửa. Cho con ăn bát cháo xong đi nằm lại, nhưng cứ độ 10’ lại có một
cuộc điện thoại. Thôi chẳng nằm nữa. Dậy đi dọn dẹp nhà cửa, quét dọn sắp xếp lại
đồ đạc xong nhìn thấy chậu quần áo hai bố con ném ra hôm trước bừa bãi thế là
phải đi giặt, cái loại đồ này có ném vào máy giặt cũng chẳng sạch. Ngồi vò và
rũ hết đống quần áo đau cả lưng.
Vừa đem đống
quần áo lên phơi thì ôi chao, không biết cơ man nào là quần áo của cả nhà phơi
từ vài hôm trước chưa rút xuống. Muốn phơi được lại phải rút hết và thế là lại
mang gấp rồi xếp vào tủ.
Phơi xong quần áo nhìn vào phòng thờ thấy hai
lọ hoa hôm trước đã héo phảii đem đi vứt, bàn thờ tàn hương vương vãi mấy hôm
chưa được lau dọn. Lại lóc cóc lau dọn…
Sau khi ăn ké
bát cháo trong cái cặp lồng to tổ bố mà bà chị dâu chuẩn bị cho cháu. Nghĩ đến
bữa chiều, mở tủ lạnh chỉ thấy bia, phoma, xucxich…toàn đồ để nhậu, thấy thiếu
đồ ăn, gọi điện cho bạn dặn mua cho ít đồ ăn để bữa chiều hai bố con còn có cái
để mà nấu. Hơn 20 năm từ ngày về VN đến giờ đã bao giờ đi chợ đâu. Bạn bảo yên
tâm, sẽ mua luôn một vài thứ để ăn trong 2 ngày và sẽ có người mang đến.
(May quá, bạn đã mang đồ ăn đến)
Nghỉ được một
lát, con trai về, dặn mang thêm cho mẹ ít đồ. Con trai suốt từ chiều hôm qua đi
lại, trông mẹ nên cũng mệt. Mình lại sắp xếp các thứ và mang vào trong viện.
Cái bệnh viện
được xây dựng lên nhiều năm trước đây phục vụ cho ngành dệt may và những công
ty nhà nước quanh nó, nhưng chủ yếu là cho nhà máy dệt 8/3 với vài nghìn công
nhân. Bây giờ nhà máy dệt đã chết (cũng chết tức tưởi như Nhà máy Dệt Nam Định)
vì ngành may mặc toàn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, mặt bằng nhà máy đã được bán cho
tập đoàn Vincom xây bệnh viện 5 sao. Những công nhân nhà máy dệt 8/3 ngày xưa
giờ đang bươn chải kiếm sống đâu đó trên những vỉa hè phố chợ, nếu chẳng may
bây giờ giờ ốm đau mà vào bệnh viện 5 sao đó điều trị chắc sẽ phải bán nhà để
trả tiền viện phí. Bệnh viện Dệt may vẫn đông người nhưng như chú em nói thì “Bác
sĩ & ytá nhiều hơn bệnh nhân”. Thảo nào mà có mỗi cái mẫu máu mà từ hôm qua
đến giờ vẫn chưa xét nghiệm xong. Chẳng qua Cty đã chuyển bà xã vào đó và thực
tế bệnh tình chưa đến mức phải chuyển viện nên cũng tạm chấp nhận xem như thế
nào.
Ngồi với bà xã
được một lúc lại phải tính việc về nhà để đón ytá đến truyền dịch cho con gái.
Về được một lúc thì chị dâu đưa ytá đến. Trong lúc chờ truyền cho con, mình
cùng con trai tranh thủ ăn bữa tối. Chỉ cần cắm nồi cơm, thức ăn bạn đã mua sẵn
rồi, cho vào lò vi sóng là ok.
(Ăn xong mới nhìn lại. Ôi quên nấu canh rồi. Rổ rau vẫn còn nguyên)
Bữa tối cũng
đã xong. Cô ytá chỉ chờ được hết chai thứ nhất, cắm xong chai thứ 2 cũng xin
phép ra về sau khi nghe mình cam đoan sẽ tự rút được kim truyền khi xong. Cuộc
sống vốn bộn bề những lo toan vất vả, chồng và con nhỏ đang còn chờ vợ, chờ mẹ ở
nhà để lo bữa tối, cô ấy cũng khó để đi suốt cả ngày…
Bây giờ trong
lúc chờ hết chai nước thứ 2 để rút kim truyền cho con, mình ngồi viết những
dòng này và ngẫm nghĩ mọi việc suốt từ chiều qua đến giờ.
Cổ nhân có câu: “Có
ăn nhạt mới biết thương đến Mèo”.
Hơn một ngày
đã trôi qua trong bộn bề những cuống quýt, lo toan mới thấm những việc nhỏ nhoi
hằng ngày của những người vợ, người mẹ…Hàng ngày sau công việc mình vẫn bao la
với bạn bè, đồng nghiệp ở quán, về nhà có sẵn cơm để ăn, quần áo thay ra cứ ném
vào nhà tắm có người giặt, nhà cửa có người lau chùi, quét dọn…
Mới một ngày
thôi đã thấy oải quá rồi. Nghĩ kĩ thấy những lúc như thế này cuộc đời mình hạnh
phúc biết bao khi xung quanh là người thân, bạn hữu…
Bây giờ là 23h10 ngày 6/11. Mới “ăn nhạt”
có một ngày…
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->