Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Vào Quân Ngũ (1)


Mờ xa muôn vạn nẻo đường
Những ngày quân ngũ đêm trường nhớ ai..."

(Nửa Đời Nhìn Lại 2-Tha Phương)


Copy of scan0001

Tháng 01/1980 khi vừa qua sinh nhật tuổi 18 chưa được nửa năm, đang học tại trường TCXD thì tôi nhận được quyết định số: 180/QĐ ngày 20/01/1980 của UBND khu Ba Đình điều động ra nhập ngũ. Từ sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975 đến lúc đó sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học không phải gia nhập ngũ khi còn đang học nữa. Nhưng chua chát thay ngày 17/02/1979 “người bạn, người anh em, đồng chí” vốn luôn được ca ngợi tốt đẹp với những “mỹ từ”, những hình ảnh rất đẹp “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông. Chung một Biển Đông mối tình hữu nghị…” rồi thể hiện tình anh em thắm thiết như ruột thịt: “Môi hở răng lạnh”…bất ngờ mở một cuộc chiến tranh toàn diện trên toàn tuyến biên giới với nước ta. Máu đổ suốt chiều dài biên giới 6 tỉnh phía Bắc.

Toàn thể đất nước, dân tộc khi đó dù cơ thể còn mang đầy những thương tích trên mình, sự đau thương mất mát vẫn hiện hữu trong đời sống của đại đa số các gia đình trên cả ba miền đất nước. Những dòng người hàng đêm vẫn tìm đủ mọi cách “rời khỏi ” đất nước dù vừa “được giải phóng thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc” ở miền Nam cũng như những người đã 20 năm sống dưới chế độ XHCN ở miền Bắc. Nhưng với ý chí bất khuất của một dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc đã một lần nữa sát cánh bên nhau chiến đấu ngoan cường để bảo vệ Tổ Quốc với khí thế hào hùng.Chủ tịch nước đã ban hành lệnh tổng động viên, người người, nhà nhà sẵn sàng chiến đấu…

Lúc này cuộc chiến tranh Việt-Trung đã qua giai đoạn khốc liệt và căng thẳng, nhưng đó đây trên suốt chiều dài biên giới phía Bắc tiếng súng vẫn nổ trong những cuộc giao tranh cục bộ, thường xuyên có những người lính bỏ mạng, thường dân chết vì đạn pháo của phía Trung Quốc. Nguy cơ cuộc chiến tranh toàn diện với quy mô như tháng 2/79 tiếp tục xảy ra vẫn vô cùng cao. Người ta nói chúng tôi sẽ tập trung huấn luyện quân dự bị động viên 3 tháng, nếu tình hình bình thường thì về tiếp tục học tập, nếu diễn biến xấu và khả năng chiến tranh xảy ra cao thì phục vụ luôn trong quân ngũ. Nghe người ta nói thì biết vậy thôi chứ cầm cái quyết định nhập ngũ trên tay trong đó có dòng chữ nào ghi những điều đó đâu, nó như tất cả các quyết định gọi thanh niên nhập ngũ khác. Lúc đó chúng tôi xác định là sẽ phải đi luôn, nhưng biết làm sao, trai thời loạn mà…

Thời gian này tôi đã yêu cô bạn gái cùng trường. Tôi học Thi Công còn cô ấy học Thiết Kế. Chúng tôi biết nhau khi vừa học xong cấp 3 (PTTH bây giờ). Đó là lúc học sinh vừa tốt nghiệp xong phải tham gia lao động XHCN theo sự chỉ đạo của Đoàn TNCS. Khi đến trụ sở Đoàn TNCS khu (Quận bây giờ) để nhận kế hoạch lao động cho trường tôi tình cờ gặp cô ấy, cái hẻm nhỏ hai xe đạp đi hơi chật nên khi thấy tôi phóng xe vào cô ấy dừng lại và nép vào tường để tôi đi qua. Nhìn cô bé nhỏ nhắn và có vẻ rụt rè, sợ sệt với đôi mắt to, hàng mi cong…tự dưng tôi thấy có gì khác lạ vừa bất chợt xuất hiện trong tôi.

Suốt thời gian lao động trên công trường cải tạo sông Tô Lịch ấy hai trường của chúng tôi lại làm việc cạnh nhau, nhưng chúng tôi thỉnh thoảng chỉ nhìn trộm nhau mà không hề nói chuyện. Thật bất ngờ khi đến làm thủ tục theo giấy báo nhập học của trường Xây Dựng tôi lại gặp cô bé ấy ở cổng trường. Vậy là chúng tôi thành bạn học và khi gần hết năm học đầu tiên chúng tôi đã yêu nhau…

Ngày 28/01/1980 chúng tôi tập trung ở sân trường để đơn vị huấn luyện về nhận quân, đến giờ lên xe em cùng các bạn trong lớp ra chia tay mọi người (lớp em cũng rất đông người đi như tôi) trước mọi người tôi và em ngượng nghùng không dám nói gì với nhau chỉ chia tay bằng ánh mắt. Ôi! ánh mắt thương mến và phảng phất nỗi buồn day dứt. Chúng tôi nhìn nhau mãi cho đến lúc xe lăn bánh…


Đơn vị huấn luyện của chúng tôi nằm ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng (tỉnh Hà Tây cũ) thuộc sư đoàn 325 do đại tá Thông Sơn làm sư đoàn trưởng, đây chính là sư đoàn ngày xưa mà anh trai cả tôi đã từng sống và chiến đấu. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị bao nhiêu người lính của sư đoàn này đã ngã xuống và máu của họ nhuộm đỏ nước sông Thạch Hãn, hay như anh tôi máu đỏ đất Triệu Thành ( Triệu Phong - Quảng Trị).

Những ngày đầu tiên trong quân ngũ với chúng tôi là chuỗi những ngày gian khổ. Đang là những đứa sinh viên ham chơi, ngang ngược và phá phách chúng tôi ngay lập tức bị xiết vào kỉ luật thép của quân đội. Trút bỏ những bộ quần áo mốt của dân chơi Thủ Đô, chúng tôi nhận mỗi người 2 bộ quân phục xanh lá rộng lùng thùng. Sau đó là xếp hàng lần lượt cắt tóc…Nhìn cái tông đơ điềm nhiên như cái máy cắt cỏ cạo sạch mớ tóc dài cợp gáy để rồi khi đứng dậy khỏi ghế lũ chúng tôi trăm thằng như một với cùng một kiểu đầu cua gần như trọc (kiểu tóc của dân anh chị bây giờ) đám sinh viên thành phố mặt đứa nào đứa ấy dài ra “như cái bơm”…

Cùng một thứ quần áo, cùng một kiểu đầu, cùng một lứa tuổi, vóc dáng nên sau này mấy đứa có người yêu lên thăm, nhìn xa xa chẳng cô nào nhận ra người yêu của mình, khi đến thật gần mới nhận ra và cứ thế thút thít khóc.

Bữa cÆ¡m lính ngày ấy sau này khi kể lại cho các con nghe chúng không thể hình dung ra được bố chúng đã có thời ăn những thứ mà bây giờ chỉ có lợn má»›i ăn nhÆ° thế. Có vài lần trong phiên trá»±c theo phân công phải xuống phụ giúp "Anh Nuôi" nấu cÆ¡m. Mấy cái chảo gang khổng lồ, cái rá vo gạo to nhÆ° cái rổ xề Ä‘á»±ng cái thứ gạo vừa hôi, vừa mục khi vo ở ao nÆ°á»›c trắng nhÆ° sữa vì gạo mục cứ bở ra theo những bàn tay xát. Chảo cÆ¡m chín mở vung mãi vẫn chÆ°a hết mùi hôi. Thông thường cÆ¡m phải Ä‘á»™n cả mì sợi. Thứ mì hôi rình và láº
¥m tấm Ä‘en những con mọt và cứt gián, khi cÆ¡m vừa sôi má»™t lát," Anh Nuôi" mở vung và bê cả bao mì dốc vào, dùng xẻng trá»™n đều. CÆ¡m chín nhÆ°ng những nắm mì bằng nắm tay bên trong vẫn sống nguyên…

Thức ăn được chế biến như sau:

- Rau: Thường là rau muống, rau cần, rau cải mớ rau được để nguyên cả lạt buộc đặt lên thớt dùng dao chặt bớt vài cm phần gốc, cởi lạt rũ xơ nhặt đi lá thối, lá vàng rồi cho vào rổ mang ra ao ngoáy vài vòng như kiểu rửa bèo cho lợn rồi đem về đổ vào chảo nước xôi ngoáy một lúc là thành món rau luộc. Có bữa vớ phải đợt toàn rau già, chúng tôi trệu trạo nhai mãi vẫn chưa đứt, khổ thân cứ như mấy con chó con nhai mãi cái chun quần…

Có hôm chế biến rau cần để muối, rau được băm bớt 2 cm, phần gốc có rễ dính bùn rồi cứ thế băm dài 5cm một, rửa xong đổ một rổ vào chảo, một xẻng muối rắc vào, lại một rổ rau, một xẻng muối…đậy vung lại, sau một tiếng mở ra dùng xẻng trộn đều, đậy vung. Từ 8h sáng đến 11h trưa đã có món rau cần muối xổi.

- Canh và nước chấm: Hai đến ba gánh nước giếng một chảo, đun nước gần sôi xúc đổ vào mấy xẻng muối, hai xẻng mỡ cừu được xúc ra từ cái thùng sắt tây mầu đồng to như thùng sơn 20 lít để sơn nhà bây giờ đổ vào và thêm 1 lít xì dầu cho có mầu. Vậy là đã có món nước chấm…Chính vì thế cái cụm từ: “Canh toàn quốc” (toàn nước) và “Nước chấm đại dương” ra đời trong thời điểm này.

-Thức ăn mặn chủ yếu là cá khô, thi thoảng mới có bữa được vài miếng thịt mỡ…Cá khô gì mà khi cầm trên tay đã bốc mùi khăm khẳm và cá chỉ chực mủn ra. Có lần bữa cơm ăn cá khô với rau cần muối xổi mà hầu hết đơn vị bị Tào Tháo đuổi, mặt chú nào chú ấy hốc hác vì mất nước...

(còn tiếp)
<!--[if gte mso 10]>

-->

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Link : <a href="Link URL">TÊN LINK </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhạc của tui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]