Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Chuyện dịch thơ

Đi uống bia về, giành 2h đọc tin tức, xong mới mò vào ngôi nhà ảo xem chú em nói gì khi xem kết quả nhiệm vụ mà chú ấy giao cho mình. May quá chú ấy không chê, mà nói ngay là hay. Cũng rất tinh khi phát hiện ra mình đã không lặp lại điệp khúc (vì đã được chuyển từ thơ thành lời hát) nhưng cố gắng bám sát để vẫn giữ nguyên nghĩa. Trong thơ ít khi lặp lại nguyên cả khổ thơ 4 câu như trong điệp khúc của một bài hát,, nếu có lặp lại chỉ 2 câu là đủ.


Chợt nhớ câu chuyện vui về dịch thơ. Một người ngoại quốc thích thơ Việt Nam, muốn để đồng bào mình được thưởng thức thơ ca Việt với sự phong phú của ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh…liền chọn một câu thơ ngắn để dịch. Đó là câu thơ chưa đúng nguyên bản, nhưng đôi khi có nhiều người Việt cũng tưởng nhầm là đúng:


“Gió đưa cành trúc la đà


Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương…”


Vốn không giành tiếng Việt, nên khi dịch ông ngoại quốc này phải mang cả đống từ điển các kiểu ra để tra cứu, suy ngẫm. Gió trong tiếng Hán Việt là Phong, La có nghĩa là lay động và hạ thấp xuống. Đà có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là vật mà người ta đặt cái gì đó lên để, chịu lực, cân bằng. Thiên có nghĩa là Trời, Mụ tiếng Việt dân gian dùng để chỉ người vợ…


Sau khi dịch xong, ông ta đem đến cho một người bạn Việt thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ của ông ta đọc và xin ý kiến góp ý để ông ta tiếp tục dịch bài thơ khác. Đọc xong bài thơ được dịch, ông bạn người Việt rụng rời chân tay, nghẹn thở vì chút xíu nữa thì bị tăng xông bởi nếu đem dịch ngược trở lại tiếng Việt thì bài thơ sẽ nguyên văn như sau;


“Cuồng phong lay ngọn trúc


Đổ xuống tà vẹt đường


Vợ Trời đánh một hồi chuông


Cháo gà húp vội hóc xương mấy lần.”  


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Link : <a href="Link URL">TÊN LINK </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhạc của tui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]